Trong khi tế giới vẫn chưa tìm ra phương thuốc điều trị Covid-19 hiệu quả thì một số tài khoản Facebook lại lan truyền về loại thảo dược trừ tà, diệt virus corona gây hoang mạng dư luận.
Ngày 5/2, tài khoản Facebook Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ bài viết với nội dung đã tìm ra thảo dược Việt Nam trừ tà, diệt virus corona.
|
Tài khoản Facebook lan truyền loại thảo dược trị virus corona. Ảnh chụp màn hình. |
“Chúng tôi đã có thảo dược trừ tà diệt virus cho bà con. Nhân sâm, tam thất, hà thủ ô, hồ lô ba (cỏ ca ri ), hoàng kỳ, sinh khương, trầm, ma hoàng... sao vàng tán thành bột, trong đó vị "ma hoàng" có độc tính và có thể làm tăng huyết áp, cho nên dùng liều lượng ít hơn các vị khác. Đây là những cây thuốc dân gian Việt Nam hoàn toàn có thể chống cúm do virus bao gồm cả virus nCov”, tài khoản Facebook này khẳng định.
Theo đó, người dùng Facebook này còn cho hay: “Bất kỳ ai đang có dấu hiệu, sốt cao từ 39 đến trên 40 độ, người ớn lạnh, ho, hắt hơi sổ mũi, đau họng, mỏi cơ, đau đầu, chảy nước mắt, ngại nhìn ánh sáng, chán ăn và khát nước có thể sử dụng thảo dược này để trừ tà diệt khuẩn chống virus không cho xâm nhập cơ thể”.
|
Loại thảo dược này đuoc giới thiệu có thành phần gồm nhân sâm, tam thất, hà thủ ô, hồ lô ba (cỏ ca ri ), hoàng kỳ, sinh khương, trầm, ma hoàng... |
Thực tế với những thành phần thảo dược như trên, chúng ta khó lòng có thể tin rằng loại thuốc này có thể chữa khỏi được virus corona.
Khi được hỏi về loại "thần dược" này, ông Trần Quốc Thúc, Phó chủ tịch Hội Đông Y quận 1 chia sẻ trên Zing rằng không có cơ sở nào để khẳng định bài thuốc này có tác dụng diệt virus corona.
“Bộ Y Tế chưa công bố cách chữa trị nào như vậy. Bài thuốc trên không thể dùng để chữa trị, phòng chống corona”, ông Thúc kết luận.
Video "Khẩu trang vải có phòng được virus Corona không?". Nguồn: VTC Now.
Theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện chưa có loại thuốc đặc trị nào được xác nhận có khả năng phòng ngừa hoặc điều trị virus corona Vũ Hán.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng đang nghiên cứu vắc xin phòng ngừa virus corona mới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá trình này sẽ phải mất vài tháng trước khi giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên được tiến hành và hơn một năm sau thì vắc xin mới được đưa vào sử dụng.