Trước đây, muối vừng là món ăn nhà nghèo. Thời đó, nhà nào cũng có hũ muối vừng để trộn với cơm trắng ăn ngày này qua ngày khác, để cả tuần vẫn thơm phức Muối, vừng, lạc, đều là những nông sản có giá rẻ nhà nào cũng trồng được nên nó được gọi là món "nhà nghèo"Giờ đây, cuộc sống có nhiều đổi thay, món "nhà nghèo" này đã trở thành món ăn đắt đỏ được người dân thành phố ưa chuộng. Không chỉ dùng 3 thành phần muối, vừng, lạc như trước đây, hiện nay muối vừng được mix với nhiều loại vị khác nhau như: muối vừng mè đen, muối vừng rong biển,...Giá mỗi loại dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Riêng muối vừng rong biển có giá lên tới 500-600 nghìn đồng/kg, người bán thường đóng thành túi 200gr hoặc 250gr để bán cho khách Chị Linh (ở Đống Đa, Hà Nội) bán các loại muối vừng 3 năm này và lúc nào khách cũng tấp nập. Chị cho biết giờ muối vừng còn được biến tấu cho thêm rong biển, thậm chí tép khô.Loại muối vừng mè đen chị thường làm theo đơn đặt hàng của khách vì loại này có giá đắt đỏ và làm khá kỳ công Chị Linh tiết lộ tháng nào bán chạy chị cũng lãi được cả chục triệu đồng, chị bán ở cả trang cá nhân và trên sàn thương mại điện tửMuối vừng Việt Nam sản xuất giá vẫn còn là rẻ so với muối vừng Nhật nhập khẩu có giá cao ngất ngưởng lên đến 2,7 triệu đồng/kg. Muối vừng Nhật Bản còn có tên gọi khác là gia vị rắc cơm vì người Nhật thường dùng loại gia vị này rắc vào cơm để ăn hoặc viên cơm trắng rồi lăn qua loại gia vị này.
Trước đây, muối vừng là món ăn nhà nghèo. Thời đó, nhà nào cũng có hũ muối vừng để trộn với cơm trắng ăn ngày này qua ngày khác, để cả tuần vẫn thơm phức
Muối, vừng, lạc, đều là những nông sản có giá rẻ nhà nào cũng trồng được nên nó được gọi là món "nhà nghèo"
Giờ đây, cuộc sống có nhiều đổi thay, món "nhà nghèo" này đã trở thành món ăn đắt đỏ được người dân thành phố ưa chuộng.
Không chỉ dùng 3 thành phần muối, vừng, lạc như trước đây, hiện nay muối vừng được mix với nhiều loại vị khác nhau như: muối vừng mè đen, muối vừng rong biển,...
Giá mỗi loại dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Riêng muối vừng rong biển có giá lên tới 500-600 nghìn đồng/kg, người bán thường đóng thành túi 200gr hoặc 250gr để bán cho khách
Chị Linh (ở Đống Đa, Hà Nội) bán các loại muối vừng 3 năm này và lúc nào khách cũng tấp nập. Chị cho biết giờ muối vừng còn được biến tấu cho thêm rong biển, thậm chí tép khô.
Loại muối vừng mè đen chị thường làm theo đơn đặt hàng của khách vì loại này có giá đắt đỏ và làm khá kỳ công
Chị Linh tiết lộ tháng nào bán chạy chị cũng lãi được cả chục triệu đồng, chị bán ở cả trang cá nhân và trên sàn thương mại điện tử
Muối vừng Việt Nam sản xuất giá vẫn còn là rẻ so với muối vừng Nhật nhập khẩu có giá cao ngất ngưởng lên đến 2,7 triệu đồng/kg.
Muối vừng Nhật Bản còn có tên gọi khác là gia vị rắc cơm vì người Nhật thường dùng loại gia vị này rắc vào cơm để ăn hoặc viên cơm trắng rồi lăn qua loại gia vị này.