Da trâu thường được người Mường ở Hòa Bình chế biến thành một món ăn lạ, hiếm nơi nào có được, đó là da trâu gác bếp. Những chú trâu được bà con người Mường nuôi quanh năm ăn cỏ non trên các sườn đồi, sau khi thịt thì được giữ lại phần da. Bà con cắt miếng da trâu, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp.Người Mường chế biến da trâu gác bếp thành món ăn là cả một kì công. Da trâu gác bếp được ngâm nước nhiều giờ cho mềm ra rồi đem thái. Thái da trâu thành những miếng nhỏ đòi hỏi sự khéo léo và tập trung cao độ của người nấu ăn vì da có độ cứng và dai. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, khói của những loại củi gỗ trong rừng bám lấy da trâu, sấy da trâu tới khô. Lúc đó, da trâu bám màu đen xì, cứng và khôSau khi ướp với gia vị như ớt, sả, muối, mì chính và mắc khén, loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc, da trâu gác bếp được đem nấu với các loại rau rừng như măng đắng, khoai môn hoặc nước xương. Bếp đều lửa ninh da trâu trong nhiều giờ, nêm gia vị cho đến khi nồi canh tỏa hương ngào ngạt là lúc có thể thưởng thức món ăn độc đáo này.Da trâu gác bếp trong nhiều tháng liền nhưng vẫn giữ được vị đặc trưng, nhất là vị ngọt, lại kèm thêm mùi thơm lạ của những loại gỗ rừng bám trên da.Ngoài da trâu gác bếp ở Hòa Bình, người Thái ở Sơn La cũng có những món ăn chế biến từ da trâu như nộm da trâu, da trâu muối,… rất ngon. Món nộm không quá khó khăn trong khâu chế biến, nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì.Da trâu được nướng chín lên, rồi rửa sạch, luộc lên cho da mềm rồi thái lát mỏng, thêm chút nước cốt chanh cho da mềm và thơm.Để thái được miếng da trâu cũng phải rất cầu kỳ, dao phải bén ngọt, thớt gỗ phải dày. Miếng da to bản ban đầu dưới đôi tay khéo léo được thái thành vát chéo, mỏng và đều tay. Nếu đạt được độ mỏng vừa phải, miếng da trông sẽ trong như hổ phách, giòn lật sật khi nhai, rất sướng miệng.Sau đó, da trâu được trộn với các loại gia vị để làm thành món nộm da trâu ngon trứ danh, gồm một chút rau mùi, gừng thái sợi nhỏ, rau dớn, hoa chuối thái nhỏ, lạc rang và đặc biệt không thể thiếu được mắc khén và nước măng chua.Khi ăn, da trâu giòn sần sật, dai dai quyện với vị cay của sả, ớt, vị ấm nóng của mắc khén, vị thanh bùi của rau rừng, tạo nên một hương vị núi rừng mê đắm.Món ăn đơn giản, hơi dai nhưng mang đủ hương vị núi rừng Tây Bắc, gói gọn trong đĩa da trâu mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Bên cạnh đó, nộm da trâu mà nhậu chung với rượu trắng cay nồng thì hết sẩy.Ngoài nộm da trâu, người Thái ở Sơn La còn có món đặc sản da trâu thối nổi tiếng. Da của con trâu sau khi lọc ra vẫn giữ nguyên phần lông, đem gói vào lá chuối và ủ trong vòng khoảng hai ngày.Với món da trâu thối này, đồng bào người Thái thường dùng nấu canh bon, hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video "Đất hun khói - Món ăn lạ miệng của người dân Vĩnh Phúc". Nguồn: VTV3.
Da trâu thường được người Mường ở Hòa Bình chế biến thành một món ăn lạ, hiếm nơi nào có được, đó là da trâu gác bếp. Những chú trâu được bà con người Mường nuôi quanh năm ăn cỏ non trên các sườn đồi, sau khi thịt thì được giữ lại phần da. Bà con cắt miếng da trâu, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp.
Người Mường chế biến da trâu gác bếp thành món ăn là cả một kì công. Da trâu gác bếp được ngâm nước nhiều giờ cho mềm ra rồi đem thái. Thái da trâu thành những miếng nhỏ đòi hỏi sự khéo léo và tập trung cao độ của người nấu ăn vì da có độ cứng và dai. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, khói của những loại củi gỗ trong rừng bám lấy da trâu, sấy da trâu tới khô. Lúc đó, da trâu bám màu đen xì, cứng và khô
Sau khi ướp với gia vị như ớt, sả, muối, mì chính và mắc khén, loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc, da trâu gác bếp được đem nấu với các loại rau rừng như măng đắng, khoai môn hoặc nước xương. Bếp đều lửa ninh da trâu trong nhiều giờ, nêm gia vị cho đến khi nồi canh tỏa hương ngào ngạt là lúc có thể thưởng thức món ăn độc đáo này.
Da trâu gác bếp trong nhiều tháng liền nhưng vẫn giữ được vị đặc trưng, nhất là vị ngọt, lại kèm thêm mùi thơm lạ của những loại gỗ rừng bám trên da.
Ngoài da trâu gác bếp ở Hòa Bình, người Thái ở Sơn La cũng có những món ăn chế biến từ da trâu như nộm da trâu, da trâu muối,… rất ngon. Món nộm không quá khó khăn trong khâu chế biến, nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì.
Da trâu được nướng chín lên, rồi rửa sạch, luộc lên cho da mềm rồi thái lát mỏng, thêm chút nước cốt chanh cho da mềm và thơm.
Để thái được miếng da trâu cũng phải rất cầu kỳ, dao phải bén ngọt, thớt gỗ phải dày. Miếng da to bản ban đầu dưới đôi tay khéo léo được thái thành vát chéo, mỏng và đều tay. Nếu đạt được độ mỏng vừa phải, miếng da trông sẽ trong như hổ phách, giòn lật sật khi nhai, rất sướng miệng.
Sau đó, da trâu được trộn với các loại gia vị để làm thành món nộm da trâu ngon trứ danh, gồm một chút rau mùi, gừng thái sợi nhỏ, rau dớn, hoa chuối thái nhỏ, lạc rang và đặc biệt không thể thiếu được mắc khén và nước măng chua.
Khi ăn, da trâu giòn sần sật, dai dai quyện với vị cay của sả, ớt, vị ấm nóng của mắc khén, vị thanh bùi của rau rừng, tạo nên một hương vị núi rừng mê đắm.
Món ăn đơn giản, hơi dai nhưng mang đủ hương vị núi rừng Tây Bắc, gói gọn trong đĩa da trâu mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Bên cạnh đó, nộm da trâu mà nhậu chung với rượu trắng cay nồng thì hết sẩy.
Ngoài nộm da trâu, người Thái ở Sơn La còn có món đặc sản da trâu thối nổi tiếng. Da của con trâu sau khi lọc ra vẫn giữ nguyên phần lông, đem gói vào lá chuối và ủ trong vòng khoảng hai ngày.
Với món da trâu thối này, đồng bào người Thái thường dùng nấu canh bon, hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Đất hun khói - Món ăn lạ miệng của người dân Vĩnh Phúc". Nguồn: VTV3.