Cây cỏ mực. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Ngoài ra, những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu, chảy máu vết thương thường dùng cỏ nhọ nồi để điều trị. Để cầm máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi. Lưu ý: Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy, không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.Lá tía tô. Dùng lá tía tô non nhai nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu sau đó lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành bột mịn rắc lên vết thương sẽ giúp cho vết thương rất mau lành.Rau ngổ. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. Chúng có 93% nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1% cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích khác. Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, rau ngổ còn là vị thuốc hay để chữa chứng ăn uống không tiêu, đặc biệt có tác dụng cầm máu trong các bệnh thổ huyết, băng huyết.Cách dùng: Bạn lấy 12 - 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước, uống trong ngày. Nếu muốn cầm máu vết thương, bạn chỉ cần lấy cây rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương và cố định lại bằng gạc vô trùng.Cây mào gà. Gồm mào gà đỏ và mào gà trắng. Cả hai loại này đều được người dân lấy hoa và hạt sử dụng như một vị thuốc cầm máu hiệu quả và dễ tìm. Hạt hoa mào gà trắng dùng để chữa một số bệnh như chảy máu ruột, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, thổ huyết. Bạn có thể dùng 4 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.Bên cạnh đó, hoa mào gà đỏ có thể chữa chảy máu ở dạ dày, ruột, lỵ, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt dài ngày không dứt. Liều dùng: Bạn lấy 15 – 30g hoa mào gà đỏ tươi đem sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày.Ngó sen. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh. Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.Lá trầu. Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại. Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.
Cây cỏ mực. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Ngoài ra, những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu, chảy máu vết thương thường dùng cỏ nhọ nồi để điều trị. Để cầm máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi. Lưu ý: Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy, không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây xảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.
Lá tía tô. Dùng lá tía tô non nhai nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu sau đó lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành bột mịn rắc lên vết thương sẽ giúp cho vết thương rất mau lành.
Rau ngổ. Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. Chúng có 93% nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1% cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích khác. Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, rau ngổ còn là vị thuốc hay để chữa chứng ăn uống không tiêu, đặc biệt có tác dụng cầm máu trong các bệnh thổ huyết, băng huyết.
Cách dùng: Bạn lấy 12 - 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước, uống trong ngày. Nếu muốn cầm máu vết thương, bạn chỉ cần lấy cây rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương và cố định lại bằng gạc vô trùng.
Cây mào gà. Gồm mào gà đỏ và mào gà trắng. Cả hai loại này đều được người dân lấy hoa và hạt sử dụng như một vị thuốc cầm máu hiệu quả và dễ tìm. Hạt hoa mào gà trắng dùng để chữa một số bệnh như chảy máu ruột, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, thổ huyết. Bạn có thể dùng 4 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.
Bên cạnh đó, hoa mào gà đỏ có thể chữa chảy máu ở dạ dày, ruột, lỵ, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt dài ngày không dứt. Liều dùng: Bạn lấy 15 – 30g hoa mào gà đỏ tươi đem sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày.
Ngó sen. Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát, lành. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh. Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.
Lá trầu. Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại. Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.