Tại sao trẻ em hầu như không bị nhiễm virus SARS-CoV-2?

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều người thắc mắc rằng tại sao virus SARS-CoV-2 hầu như không tấn công trẻ em. Hoặc nói cách khác, có phải trẻ em có khả năng miễn dịch cao hơn người lớn, nhất là nếu so với người cao tuổi?

SARS-CoV-2 là chủng virus vô cùng hung hãn và đang là thách thức đối với loài người trong suốt 3 tháng qua. Nhưng chủng virus này lại có một điểm “nhân từ”, đó là hầu như không tấn công vào trẻ em. Số trẻ em nhiễm chủng virus này trên thế giới chỉ trên dưới 1% và số ca tử vong cũng rất ít, gần như bằng 0%.
Một thắc mắc của nhiều người là tại sao virus SARS-CoV-2 lại dường như không tấn công trẻ em. Hoặc nói cách khác, có phải trẻ em có khả năng miễn dịch cao hơn người lớn, nhất là nếu so với người cao tuổi?
Bà Sonya Pekova, một nhà di truyền học phân tử và virus học người Séc, lãnh đạo phòng thí nghiệm tư nhân Tilia Laboratory, cho rằng việc trẻ em hầu như miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2 không phải là do khả năng miễn dịch của trẻ em cao.
Tai sao tre em hau nhu khong bi nhiem virus SARS-CoV-2?
Một thắc mắc của nhiều người là tại sao virus SARS-CoV-2 lại dường như không tấn công trẻ em. Ảnh minh họa.
Theo bà Sonya Pekova, có một hiện tượng trong virus học được gọi là loại trừ bội nhiễm. Khi một tế bào bị nhiễm virus thì các virus khác không vào tế bào này nữa. Virus đầu tiên xâm nhập vào trong “đóng cửa” tế bào và thông báo với những virus khác: “đã chiếm rồi, không được vào”. Nếu tế bào đã có bất kỳ loại virus gây cảm lạnh vô hại nào xâm nhập thì virus SARS-CoV-2 thậm chí không thể làm trầy xước tế bào đó, vì đã bị chiếm. Thực tế, trẻ em vốn luôn có đầy virus trong đường thở khiến chúng liên tục bị ốm.
Bà Sonya Pekova cho rằng giả thiết này có thể đúng bởi vì thực tế trẻ em thường thì rất dễ ốm, vì vậy, khó có thể kết luận là do trẻ em có khả năng miễn dịch đặc biệt nào đó.
Chuyên gia người Séc cho rằng trẻ em có cơ chế bảo vệ cơ thể siêu hiệu quả và đây chắc chắn không phải là khả năng miễn dịch bởi khả năng miễn dịch của trẻ em chỉ đang hình thành và chúng liên tục ốm.
Theo một nghiên cứu với 44.000 trường hợp bệnh COVID-19, được các nhà khoa học Trung Quốc công bố, chỉ có khoảng 1% số ca ở độ tuổi trẻ em (từ 9 tuổi trở xuống) nhiễm bệnh và không có trường hợp tử vong nào được báo cáo trong nhóm tuổi này, trang Science Alert dẫn nghiên cứu.
Những báo cáo của Trung Quốc cũng cho thấy trẻ em nhiễm COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ và mặc dù có trường hợp biến chứng (hội chứng suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng) nhưng không phổ biến.
Cũng theo báo cáo này của các nhà khoa học Trung Quốc, trẻ bị nhiễm bệnh thường bị ho, nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu chảy và đau đầu. Chưa đến một nửa số trẻ bị sốt. Nhiều trường hợp không có triệu chứng. Phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên mắc COVID-19 ở Trung Quốc bị nhiễm trùng nhẹ và hồi phục trong vòng 1-2 tuần. Ngay cả trẻ sơ sinh, đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, cũng bị tương đối nhẹ.
Cho đến nay, hầu hết trẻ em được xác nhận nhiễm COVID-19 đều có thành viên trong gia đình nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh, Science Alert thông tin.
SƠ ĐỒ CA BỆNH MỚI CẬP NHẬT 13/4/2020
Tai sao tre em hau nhu khong bi nhiem virus SARS-CoV-2?-Hinh-2
 

Tai sao tre em hau nhu khong bi nhiem virus SARS-CoV-2?-Hinh-3
 

Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)