Tỉnh giấc vào giữa đêm, buồn ngủ khi đang ăn tối và lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ là những biểu hiện thường thấy khi bị chênh lệch múi giờ. Tuy nhiên, đây chưa phải là những ảnh hưởng nặng nề nhất của việc bay qua nhiều múi giờ. Các nghiên cứu khoa học về tác hại của sự chênh lệch múi giờ thường xuyên đối với những tiếp viên hàng không và phi hành đoàn cho thấ những người này có xác suất bị ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và các khối u ác tính cao hơn những người bình thường khác. Sự chênh lệch múi giờ còn gây nên sự suy giảm trí nhớ. Những chuyến bay quốc tế dài làm tăng lượng cortisol – một loại hooc-môn có ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức. Vì vậy nên những người thường xuyên phải đi công tác xa qua nhiều múi giờ thường có trí nhớ kém hơn hẳn. Những thay đổi khác như ăn, ngủ, làm việc hay thức giấc sai giờ đều là do chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể gây ra. Khi đến một nơi khác múi giờ, đồng hồ sinh học vẫn hoạt động giống như đang ở múi giờ cũ và điều chỉnh dần dần theo khung giờ mới như một con rùa chậm chạp cho đến khi thích nghi hoàn toàn. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những người phải làm việc ca đêm cũng gặp phải những rắc rối tương tự do thay đổi đồng hồ sinh học như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và một vài bệnh ung thư nhất định. Điều này cho thấy bạn cần thích nghi càng nhanh càng tốt. Vì những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các đối tượng là tiếp viên hàng không và phi hành đoàn, những người hôm trước ở bên này, hôm sau đã ở bên kia bán cầu, nên có lẽ những tác hại kể trên chính là bệnh nghề nghiệp. Hiện vẫn chưa thể xác định được mức độ chênh lệch múi giờ như thế nào thì sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người không làm nghề.Kể cả việc bay từ châu lục này sang châu lục khác vì lý do công việc hay du lịch chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, bạn vẫn nên giành thời gian nghỉ ngơi khi tới nơi, phơi nắng và uống thật nhiều nước. Thường thì sẽ mất một ngày để cơ thể thích ứng được với sự chênh lệch. Nếu bạn bay từ Đông sang Tây thì thời gian thích ứng có thể sẽ ngắn hơn là từ Tây sang Đông.Đối với những người thường xuyên phải di chuyển qua nhiều múi giờ, hãy tự tập cho cơ thể thích nghi với thay đổi như rời giờ ngủ sớm lên khoảng 1 tiếng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 2-3 tiếng trước khi ngủ. Sau khi thức dậy nên tiếp xúc lại với ánh sánh tự nhiên càng lâu càng tốt.
Tỉnh giấc vào giữa đêm, buồn ngủ khi đang ăn tối và lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ là những biểu hiện thường thấy khi bị chênh lệch múi giờ. Tuy nhiên, đây chưa phải là những ảnh hưởng nặng nề nhất của việc bay qua nhiều múi giờ.
Các nghiên cứu khoa học về tác hại của sự chênh lệch múi giờ thường xuyên đối với những tiếp viên hàng không và phi hành đoàn cho thấ những người này có xác suất bị ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và các khối u ác tính cao hơn những người bình thường khác.
Sự chênh lệch múi giờ còn gây nên sự suy giảm trí nhớ. Những chuyến bay quốc tế dài làm tăng lượng cortisol – một loại hooc-môn có ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức. Vì vậy nên những người thường xuyên phải đi công tác xa qua nhiều múi giờ thường có trí nhớ kém hơn hẳn.
Những thay đổi khác như ăn, ngủ, làm việc hay thức giấc sai giờ đều là do chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể gây ra. Khi đến một nơi khác múi giờ, đồng hồ sinh học vẫn hoạt động giống như đang ở múi giờ cũ và điều chỉnh dần dần theo khung giờ mới như một con rùa chậm chạp cho đến khi thích nghi hoàn toàn.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những người phải làm việc ca đêm cũng gặp phải những rắc rối tương tự do thay đổi đồng hồ sinh học như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và một vài bệnh ung thư nhất định. Điều này cho thấy bạn cần thích nghi càng nhanh càng tốt.
Vì những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các đối tượng là tiếp viên hàng không và phi hành đoàn, những người hôm trước ở bên này, hôm sau đã ở bên kia bán cầu, nên có lẽ những tác hại kể trên chính là bệnh nghề nghiệp. Hiện vẫn chưa thể xác định được mức độ chênh lệch múi giờ như thế nào thì sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người không làm nghề.
Kể cả việc bay từ châu lục này sang châu lục khác vì lý do công việc hay du lịch chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, bạn vẫn nên giành thời gian nghỉ ngơi khi tới nơi, phơi nắng và uống thật nhiều nước. Thường thì sẽ mất một ngày để cơ thể thích ứng được với sự chênh lệch. Nếu bạn bay từ Đông sang Tây thì thời gian thích ứng có thể sẽ ngắn hơn là từ Tây sang Đông.
Đối với những người thường xuyên phải di chuyển qua nhiều múi giờ, hãy tự tập cho cơ thể thích nghi với thay đổi như rời giờ ngủ sớm lên khoảng 1 tiếng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 2-3 tiếng trước khi ngủ. Sau khi thức dậy nên tiếp xúc lại với ánh sánh tự nhiên càng lâu càng tốt.