Trang Life Hack dẫn ra 4 minh chứng khoa học để giải thích cho phát hiện người hay thức khuya lại khá thông minh và sáng tạo:
1. Ít khi căng thẳng
Theo một báo cáo của BBC, những người thức dậy muộn thường ít căng thẳng và có tâm trạng tốt hơn. Điều này có được do người dậy sớm tiêu thụ nhiều cortisol - loại hoóc-môn giúp cơ thể chống lại viêm, kích thích gan sản xuất đường trong máu và giúp kiểm soát lượng nước ở cơ thể.
2. Uống cà phê
Chứng nghiện cà phê đem đến cho con người nhiều lợi ích nhất định. Những người nghiện cà phê thường hay tham gia các hoạt động đòi hỏi thể lực như chạy bộ, nâng tạ, có lợi cho sức khỏe.
|
Chứng nghiện cà phê không phải chỉ đem lại cho con người toàn tác hại. |
Các nhà khoa học chứng minh, cafein trong cà phê giúp ngăn chặn tác dụng của chất gây ức chế thần kinh có tên adenosine. Bằng cách đó, cafein có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ và chức năng nhận thức nói chung.
Mặc dù uống cà phê có thể gây mất ngủ, song người hay thức khuya không bị ảnh hưởng bởi điều này.
3. Tận dụng khoảng thời gian vàng tốt hơn
Theo một nghiên cứu tại Australia, con người có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn vào buổi tối. Các nhà khoa học giải thích: “Học tập và làm việc vào khoảng thời gian này trong ngày không phải điều bất thường. Các loài sinh vật phải thích nghi với sự thay đổi liên tục giữa ngày và đêm trong 24 giờ để tránh những kẻ săn mồi, sinh sản nhanh hơn”.
Vì vậy, trong khi người dậy sớm trở về nhà để nghỉ ngơi vào buổi tối, những người thức khuya sẽ tận dụng thời gian vàng trong ngày để học tập và làm việc.
4. Tỉnh táo trong nhiều giờ hơn
Các nhà khoa học giải thích rằng, có một đồng hồ sinh học của con người được lập trình để hoạt động vào ban đêm.
Khi đó, nhịp sinh học cũng tự thích ứng với giờ làm việc này và cảm giác uể oải sẽ bị đẩy lùi. Vì vậy, người thức khuya thường cảm thấy tỉnh táo, sáng tạo hơn người đi ngủ sớm.