Đồng hồ nội bộ, về mặt kỹ thuật được gọi là nhịp sinh học, mặt sinh học gọi là đồng hồ sinh học, là những chuỗi thay đổi của các hoạt động trong cơ thể người theo một chu kỳ 24 giờ. Các nhà khoa học vẫn không có câu trả lời khi nói đến nhịp sinh học, nhưng những điều thú vị dưới đây có thể bạn chưa từng nghe. Nhịp sinh học sẽ bị phá vỡ vào những thời điểm giao mùa. Bạn có thể thức dậy trước chuông đồng hồ báo thức hoặc thèm ăn tối vào một thời điểm mà bạn chẳng bao giờ ăn trong ngày, đó là do sự gián đoạn của đồng hồ sinh học. Ánh sáng nhân tạo có thể làm thay đổi đồng hồ sinh học. Ánh sáng nhân tạo, cho dù thắp bằng một ngọn đèn, ti vi hoặc thậm chí là điện thoại sẽ tạo ra “luồng gió mới” trước giờ đi ngủ, làm cho đồng hồ sinh học của con người nhận diện sai thời gian chính xác vốn có cần dành cho việc ngủ và nghỉ ngơi.Sống xa đô thị có thể giúp đồng hồ sinh học hoạt động lại bình thường. Trong một nghiên cứu nhỏ của trường Đại học Colorado tại Boulder, chuyến đi cắm trại kéo dài một tuần có thể thiết lập lại nhịp sinh học đang rối tung của bạn. Địa điểm cắm trại của bạn chắc chắn sẽ ở ngoài trời và đương nhiên điều đó sẽ giúp đồng hồ sinh học quen với mặt trời mọc và mặt trời lặn hơn. Theo một nghiên cứu, những chú chim sống ở đô thị dường như có đồng hồ sinh học chạy nhanh hơn bình thường. Chúng thích nghi với lối sống về đêm nhiều hơn so với các chú chim sống trong rừng. Nguyên nhân lại là vì ánh sáng nhân tạo, cộng thêm tiếng ồn. Bạn có thể bị “jet lag” mặc dù không bị lệch múi giờ. “Jet lag” là hiện tượng thói quen nghỉ ngơi bị phá vỡ dẫn đến đồng hồ sinh học rối loạn, ví như bạn khó ngủ vào tối chủ nhật và vì vậy mệt mỏi, chao đảo vào sáng thứ hai. Để tránh bị jet lag, các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định, kể cả ngày nghỉ. Nếu khó thực hiện điều này, hãy cố gắng nhận ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng nhiều nhất có thể, đó là cách để thiết lập lại đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn.Rối loạn đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Những phụ nữ đang có mục đích thụ thai hoặc những người đã mang thai nên đặc biệt cẩn thận trong việc giữ cho phòng ngủ của mình trong ánh sáng nhân tạo để tránh làm rối loạn nhịp sinh học. Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà nghiên cứu báo cáo, việc sản xuất melatonin - hoocmôn được tiết ra từ tuyến tùng của hệ thần kinh giúp điều chỉnh các hoocmôn khác và duy trì nhịp sinh học bảo vệ trứng của phụ nữ khỏi căng thẳng. Vậy nên, những phụ nữ mang bầu nên duy trì nhịp sinh học ổn định để loại hoocmon này được sản xuất đều đặn. Người trầm cảm khó ngủ là do đồng hồ sinh học bị lỗi. Một nghiên cứu năm 2013 đã so sánh não của những người khỏe mạnh với những người bị trầm cảm lâu dài và phát hiện, các hoạt động gen trong não của những người bị trầm cảm đã bị lệch khỏi 24 giờ nhịp sinh học bình thường. Dường như chu kỳ ngủ của họ bị gián đoạn, họ thường ngủ sai giờ so với người bình thường và chất lượng giấc ngủ cũng không được tốt.
Đồng hồ nội bộ, về mặt kỹ thuật được gọi là nhịp sinh học, mặt sinh học gọi là đồng hồ sinh học, là những chuỗi thay đổi của các hoạt động trong cơ thể người theo một chu kỳ 24 giờ. Các nhà khoa học vẫn không có câu trả lời khi nói đến nhịp sinh học, nhưng những điều thú vị dưới đây có thể bạn chưa từng nghe.
Nhịp sinh học sẽ bị phá vỡ vào những thời điểm giao mùa. Bạn có thể thức dậy trước chuông đồng hồ báo thức hoặc thèm ăn tối vào một thời điểm mà bạn chẳng bao giờ ăn trong ngày, đó là do sự gián đoạn của đồng hồ sinh học.
Ánh sáng nhân tạo có thể làm thay đổi đồng hồ sinh học. Ánh sáng nhân tạo, cho dù thắp bằng một ngọn đèn, ti vi hoặc thậm chí là điện thoại sẽ tạo ra “luồng gió mới” trước giờ đi ngủ, làm cho đồng hồ sinh học của con người nhận diện sai thời gian chính xác vốn có cần dành cho việc ngủ và nghỉ ngơi.
Sống xa đô thị có thể giúp đồng hồ sinh học hoạt động lại bình thường. Trong một nghiên cứu nhỏ của trường Đại học Colorado tại Boulder, chuyến đi cắm trại kéo dài một tuần có thể thiết lập lại nhịp sinh học đang rối tung của bạn. Địa điểm cắm trại của bạn chắc chắn sẽ ở ngoài trời và đương nhiên điều đó sẽ giúp đồng hồ sinh học quen với mặt trời mọc và mặt trời lặn hơn.
Theo một nghiên cứu, những chú chim sống ở đô thị dường như có đồng hồ sinh học chạy nhanh hơn bình thường. Chúng thích nghi với lối sống về đêm nhiều hơn so với các chú chim sống trong rừng. Nguyên nhân lại là vì ánh sáng nhân tạo, cộng thêm tiếng ồn.
Bạn có thể bị “jet lag” mặc dù không bị lệch múi giờ. “Jet lag” là hiện tượng thói quen nghỉ ngơi bị phá vỡ dẫn đến đồng hồ sinh học rối loạn, ví như bạn khó ngủ vào tối chủ nhật và vì vậy mệt mỏi, chao đảo vào sáng thứ hai.
Để tránh bị jet lag, các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định, kể cả ngày nghỉ. Nếu khó thực hiện điều này, hãy cố gắng nhận ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng nhiều nhất có thể, đó là cách để thiết lập lại đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn.
Rối loạn đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Những phụ nữ đang có mục đích thụ thai hoặc những người đã mang thai nên đặc biệt cẩn thận trong việc giữ cho phòng ngủ của mình trong ánh sáng nhân tạo để tránh làm rối loạn nhịp sinh học.
Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà nghiên cứu báo cáo, việc sản xuất melatonin - hoocmôn được tiết ra từ tuyến tùng của hệ thần kinh giúp điều chỉnh các hoocmôn khác và duy trì nhịp sinh học bảo vệ trứng của phụ nữ khỏi căng thẳng. Vậy nên, những phụ nữ mang bầu nên duy trì nhịp sinh học ổn định để loại hoocmon này được sản xuất đều đặn.
Người trầm cảm khó ngủ là do đồng hồ sinh học bị lỗi. Một nghiên cứu năm 2013 đã so sánh não của những người khỏe mạnh với những người bị trầm cảm lâu dài và phát hiện, các hoạt động gen trong não của những người bị trầm cảm đã bị lệch khỏi 24 giờ nhịp sinh học bình thường.
Dường như chu kỳ ngủ của họ bị gián đoạn, họ thường ngủ sai giờ so với người bình thường và chất lượng giấc ngủ cũng không được tốt.