Theo thông tin từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, em bé Triệu Thị M. (3 tuổi) chơi ở dưới gốc cây xoan gần nhà thì bị kiến đốt 1 nốt vào bàn chân. Gia đình thấy bé gãi nhiều, sau đó mặt và môi bị tím nhanh nên đã đưa bé đến Trạm y tế xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) để cấp cứu. Sau đó, bé được chuyển tuyến về Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
Ngay khi nhập viện, bé M. được đưa thẳng lên cấp cứu tại khoa Nhi. Rất nhanh chóng, kíp cấp cứu của khoa Nhi đã cấp cứu theo "Sơ đồ chẩn đoán và cấp cứu phản vệ" cứu bệnh nhi M. Hiện tại, bệnh nhi M đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
|
Bệnh nhi M đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. |
Trường hợp của bé M. không phải là bệnh nhân duy nhất bị sốc phản vệ do côn trùng đốt. Cuối tháng 5, khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Cửu Long (TP Cần Thơ) cũng tiếp nhận 4 người trong cùng một gia đình ở thị trấn Cái Côn (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) đến cấp cứu do bị ong mật rừng đốt.
4 người trong gia đình ở Sóc Trăng bị ong đốt nặng: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu mà ai cũng cần nhớ
Sau khi bị ong đốt, một người trong gia đình lâm vào sốc phản vệ, huyết áp tụt. Bệnh nhân bất tỉnh, khó thở, phù mi mắt, đỏ toàn thân, lạnh run, co giật.
Sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hậu của của sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại