Ăn chung với cà chua, khổ qua, các loại rau quả giàu vitamin C
Trong dưa leo có một loại enzyme có khả năng phân giải vitamin C trong rau dưa. Vitamin C trong thực phẩm càng nhiều thì tác hại của enzyme phân giải trong dưa leo càng cao.
Cà chua là một trong những loại trái cây giàu vitamin C. Nếu ăn chung cà chua với dưa leo thì enzyme sẽ hoạt động mạnh. Hậu quả là cơ thể chúng ta không thể hấp thu được lượng vitamin C cần thiết.
Dưa chuột ăn cùng lạc
Món nộm dưa chuột rất được phổ biến nhất là vào ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên ít người biết đến việc ăn dưa chuột cùng với lạc rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc hay lạc rang vàng.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột khiến cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Kết hợp dưa chuột và các loại nấm
Rất nhiều chị em ưa thích món dưa chuột và nấm vì nó giúp giảm cân, giải độc, loại bỏ chất béo tốt. Tuy nhiên chị em hãy lưu ý không nên ăn quá nhiều vì sẽ phản tác dụng.
Dưa chuột có chứa độc tố
Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid, là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa chuột, rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu ăn nhiều. Vì vậy nếu gặp phải những quả dưa đắng này cần vứt bỏ ngay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa chuột ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.
Ảnh hưởng tới tim
Hàm lượng nước trong dưa chuột lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.
Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.
Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
Dưa chuột gây ra tình trạng mất nước
Hạt dưa chuột có chứa cucurbitin, một hoạt chất gây lợi tiểu. Ở mức độ vừa phải, bản chất gây tiểu nhẹ có thể rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ lượng dưa chuột quá lớn, cơ thể bạn nhiều khả năng sẽ phải "giải phóng" một lượng nước lớn, gây mất nước, cản trợ sự cân bằng điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.
Người thận yếu sẵn mà ăn nhiều dưa chuột thì rất nguy hiểm, vì có thể mắc chứng vãi tiểu hoặc nặng hơn nữa là liệt dương.
Gây hại cho thận
Dưa chuột rất giàu kali. Điều này có thể là lợi thế, nhưng nếu ăn quá nhiều dưa chuột thì lại biến thành tác hại.
Việc thừa kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu, gây suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, thừa kali còn có thể dẫn đến các bệnh đường ruột như đầy hơi, khó chịu...