Dù thông tin xoay quanh vấn đề giảm cân khá phổ biến song không phải tất tật những gì bạn đọc được luôn đúng. Điều này khiến nỗ lực giảm cân của bạn khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.Một trong những sai lầm phổ biến nhất là đánh giá lượng calo trong mọi thực phẩm đều giống nhau. Thực tế, 100 calo trong trái táo với 100 calo trong chiếc bánh không giống nhau. Trong khi calo trong trái cây, ngũ cốc nguyên hạt góp phần thúc đẩy trao đổi chất thì calo trong bánh, thực phẩm chế biến lại không tốt cho sức khỏe.Bên cạnh đó, không ít người nhầm tưởng việc nỗ lực giảm cân cấp tốc có thể khiến bạn lên cân nhanh chóng. Sự thực là nếu phương pháp giảm cân của bạn khoa học thì điều này thực sự tốt cho bạn.Bạn rất dễ sai lầm khi cố gắng ăn ít kết hợp luyện tập cường độ cao để giảm cân. Cách làm này khiến bạn nhanh đói, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm chậm quá trình chuyển hóa, khiến bạn thèm ăn, ăn nhiều hơn sau đó.Việc sử dụng thực phẩm ít calo (zero – calorie) hoặc không đường cũng không giúp tình trạng khá khẩm hơn. Không riêng người muốn giảm cân, bệnh nhân tiểu đường cũng mắc phải sai lầm khi tin rằng loại thực phẩm này tốt cho sức khỏe họ.Sự thực là, thực phẩm này chứa aspartame làm tăng lượng đường trong máu, làm chậm quá trình trao đổi chất khiến bạn cảm thấy đói, thèm ăn dẫn tới ăn nhiều khiến cơ thể tăng cân.Bạn cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào các sản phẩm dành riêng cho người béo. Rất có thể đây chỉ là cách nhà sản xuất đánh bóng chất lượng thực sản phẩm của họ. Rất nhiều người khẳng định họ cảm thấy muốn ăn, khó có thể kiểm soát sự thèm ăn của mình khi dùng những sản phẩm này.Suy nghĩ chỉ những người có gen béo phì, người thân từng mắc bệnh mới lo mắc bệnh cũng khá phổ biến. Thực tế, đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường song không có nghĩa bạn “miễn nhiễm” với căn bệnh. Chế độ ăn uống cùng thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh.Nhiều người lại “đổ lỗi” cho việc tích tụ chất béo trong cơ thể là nguyên nhân tình trạng phát phì. Thực tế, chất béo thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong khi các loại đường lại làm chậm chúng. Việc ăn uống lượng chất béo phù hợp thúc đẩy đốt cháy calo nhiều hơn – lượng chất béo tương đương khi chạy trong một giờ.Trong khi đó, nhiều người lại đánh giá sữa như một thực phẩm hoàn hảo cho tất cả mọi người mà không biết một vài đối tượng bị dị ứng, viêm do uống sữa. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường, mụn trứng cá, các vấn đề về đường ruột và một chiếc bụng ngấn mỡ.
Dù thông tin xoay quanh vấn đề giảm cân khá phổ biến song không phải tất tật những gì bạn đọc được luôn đúng. Điều này khiến nỗ lực giảm cân của bạn khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là đánh giá lượng calo trong mọi thực phẩm đều giống nhau. Thực tế, 100 calo trong trái táo với 100 calo trong chiếc bánh không giống nhau. Trong khi calo trong trái cây, ngũ cốc nguyên hạt góp phần thúc đẩy trao đổi chất thì calo trong bánh, thực phẩm chế biến lại không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, không ít người nhầm tưởng việc nỗ lực giảm cân cấp tốc có thể khiến bạn lên cân nhanh chóng. Sự thực là nếu phương pháp giảm cân của bạn khoa học thì điều này thực sự tốt cho bạn.
Bạn rất dễ sai lầm khi cố gắng ăn ít kết hợp luyện tập cường độ cao để giảm cân. Cách làm này khiến bạn nhanh đói, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách làm chậm quá trình chuyển hóa, khiến bạn thèm ăn, ăn nhiều hơn sau đó.
Việc sử dụng thực phẩm ít calo (zero – calorie) hoặc không đường cũng không giúp tình trạng khá khẩm hơn. Không riêng người muốn giảm cân, bệnh nhân tiểu đường cũng mắc phải sai lầm khi tin rằng loại thực phẩm này tốt cho sức khỏe họ.
Sự thực là, thực phẩm này chứa aspartame làm tăng lượng đường trong máu, làm chậm quá trình trao đổi chất khiến bạn cảm thấy đói, thèm ăn dẫn tới ăn nhiều khiến cơ thể tăng cân.
Bạn cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào các sản phẩm dành riêng cho người béo. Rất có thể đây chỉ là cách nhà sản xuất đánh bóng chất lượng thực sản phẩm của họ. Rất nhiều người khẳng định họ cảm thấy muốn ăn, khó có thể kiểm soát sự thèm ăn của mình khi dùng những sản phẩm này.
Suy nghĩ chỉ những người có gen béo phì, người thân từng mắc bệnh mới lo mắc bệnh cũng khá phổ biến. Thực tế, đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường song không có nghĩa bạn “miễn nhiễm” với căn bệnh. Chế độ ăn uống cùng thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh.
Nhiều người lại “đổ lỗi” cho việc tích tụ chất béo trong cơ thể là nguyên nhân tình trạng phát phì. Thực tế, chất béo thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong khi các loại đường lại làm chậm chúng. Việc ăn uống lượng chất béo phù hợp thúc đẩy đốt cháy calo nhiều hơn – lượng chất béo tương đương khi chạy trong một giờ.
Trong khi đó, nhiều người lại đánh giá sữa như một thực phẩm hoàn hảo cho tất cả mọi người mà không biết một vài đối tượng bị dị ứng, viêm do uống sữa. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường, mụn trứng cá, các vấn đề về đường ruột và một chiếc bụng ngấn mỡ.