Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau
Ăn thức ăn trước khi ăn cơm dẫn đến tình trạng chán cơm, ăn ít cơm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc ăn ít cơm dẫn đến thiếu tinh bột, suy dinh dưỡng.
Khi ăn thức ăn trước, chất đạm trong thức ăn sẽ lập tức được chuyển hóa thành axit uric bám vào các khớp xương và lâu dần hình thành nên bệnh gout.
Chính vì thế, bạn nên ăn cơm và thức ăn cùng nhau để hấp thụ đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Ăn gạo trắng, nhìn đẹp mắt
Một số gia đình thích sử dụng các loại gạo trắng, đẹp mắt. Tuy nhiên, đây là loại gạo đã được xay sát kỹ nên đã mất đi tương đối nhiều dinh dưỡng như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ…
Chúng ta không cần dùng các loại gạo quá trắng. Gạo lứt là loại gạo không xay sát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài, chứ hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, có tác dụng tốt trong việc kiểm soát đường huyết, phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
Ăn cơm nguội
Việc sử dụng cơm nguội, cơm nấu từ bữa trước diễn ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, cơm nguội trong quá trình bảo quản đã bị giảm đáng kể lượng dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu điều kiện bảo quản không tốt, cơm có thể biến chất, chua thiu, dù hâm nóng hay rang lại vẫn có thể gây ngộ độc. Người ăn phải sẽ có biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi...
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng mới nấu. Cơm không ăn hết được bảo quản trong tủ lạnh và không để quả 24h. Khi thấy cơm có dấu hiệu bất thường tuyệt đối không được ăn.
Ăn cơm quá no
Ăn cơm quá no khiến dạ dày bị căng quá mức, nhu động ruột chậm, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra mệt mỏi, khó chịu. Lặp lại trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Ăn cơm chan canh
Ăn cơm chan canh là thói quen của đại đa số người Việt. Ăn theo cách này nhiều người nhận thấy cơm dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, ăn cơm chan canh khiến chúng ta lười nhai hơn. Ít người biết khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn,
Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh, sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm.
Mặt khác, duy trì thói quen ăn cơm chan canh trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, dạ dày trở nên thụ động, ít tiết dịch để co bóp hơn, gây ra các bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa...
Uống trà trong và sau bữa ăn
Một số người có thói quen uống trà sau mỗi bữa ăn để tạo cảm giác sạch miệng, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây là một sai lầm lớn. Nước trà sẽ làm các protein trong thức ăn bị kết tủa, làm niêm mạc dạ dày co lại, loãng dịch vị, ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt, không tốt cho cơ thể.