Phương pháp mặc kệ trẻ khóc: Mặc dù đây là phương pháp rèn bé tự ngủ khiến các ông bố bà mẹ cảm thấy xót con nhưng rất nhiều bác sĩ khoa nhi ủng hộ - với điều kiện trẻ đủ lớn. Đầu tiên khi đến giờ đi ngủ, mẹ cần âu yếm, vỗ về bé rồi đặt bé xuống giường hoặc cũi khi bé đã lơ mơ ngủ. Tiếp đó, mặc kệ trẻ khóc một lúc rồi mới bế bé lên và dỗ bé ngủ tiếp, thời gian để trẻ khóc cần tăng dần lên theo thời gian. Lưu ý không để trẻ khóc quá to hoặc khóc dai dẳng. Lâu dần bé sẽ tự học được cách tự vỗ về bản thân. Phương pháp xa dần: Phương pháp này còn gọi là “xa cách dần dần”, có nghĩa là mẹ có thể vỗ về bé để bé ngủ trong nôi khoảng 3 tối mà không bế bé lên. Cần hết sức kiên nhẫn vì thời gian này có thể kéo dài tới 90 phút. Tiếp đó, trong 3 buổi tối tiếp theo, đặt một chiếc ghế bên cạnh nôi và dỗ bé ngủ. 3 ngày tiếp theo đặt ghế xa hơn đến gần cửa và chỉ dỗ bé bằng âm thanh, cứ tiếp tục đẩy ghế xa dần cho đến khi bé quen. Phương pháp có mặt rồi đi nhanh: Cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Khi bé tỉnh giấc, đợi 5 phút rồi mới dỗ bé. Nếu bé vẫn còn khóc thì mẹ đến gần rồi vỗ về bé ngủ khi vẫn nằm trong cũi (không giao tiếp bằng mắt, không nói chuyện, chỉ vỗ nhẹ và dùng âm thanh “shhh”) khoảng 1-2 phút rồi lặng lẽ đi ra chỗ khác. Lần thứ 2, để bé khóc khoảng 10 phút rồi mới chạy lại dỗ bé, cứ thế tăng thời gian lên 15 phút. Chỉ vài lần là bé sẽ quen. Phương pháp không nước mắt: Tương tự như trên, mẹ cần cho bé đi ngủ vào giờ cố định nhưng phương pháp này được thực hiện theo nguyên tắc mỗi khi bé khóc là mẹ xuất hiện ngay lập tức. Nói cách khác, mỗi lần bé khóc, mẹ đến gần và nhắc đi nhắc lại những âm thanh như “con ngủ đi” hoặc “shhh” rồi đợi cho đến khi bé không khóc nữa. Cách rèn cho bé ngủ này chỉ áp dụng khi bé thực sự bị tỉnh giấc, nếu bé mới chỉ hơi khóc mà mẹ xuất hiện là làm hỏng quá trình tự ru ngủ của bé. Phương pháp 5S được một bác sĩ khoa nhi phát minh ra, ý tưởng là tạo cho bé mọi sự thoải mái như khi còn trong bụng mẹ: mút tay, cuộn tròn người, đung đưa, giữ im lặng và vỗ về bé ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Phương pháp huấn luyện bé ngủ này được thực hiện bằng cách khi trẻ đã ngủ trên tay mẹ, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy rồi đặt bé vào cũi để bé hiểu được cảm giác bị đặt vào trong cũi. Phương pháp kết hợp: Một số mẹ thấy phương pháp mặc kệ trẻ khóc khiến trẻ hờn dỗi khóc lâu và tệ hơn nữa là trẻ dễ bị nôn khi vẫn nằm trong cũi. Đối với một số gia đình, bất kỳ phương pháp rèn trẻ ngủ nào đều khiến những người xung quanh thức dậy. Một số đã áp dụng kết hợp một số phương pháp khác nhau hoặc đơn giản là không ngại thức dậy giữa đêm để cho bé ăn và dỗ bé ngủ. Vì vậy, thời gian mà tất cả gia đình có thể ngủ yên thường là từ 3-6h sáng.
Phương pháp mặc kệ trẻ khóc: Mặc dù đây là phương pháp rèn bé tự ngủ khiến các ông bố bà mẹ cảm thấy xót con nhưng rất nhiều bác sĩ khoa nhi ủng hộ - với điều kiện trẻ đủ lớn. Đầu tiên khi đến giờ đi ngủ, mẹ cần âu yếm, vỗ về bé rồi đặt bé xuống giường hoặc cũi khi bé đã lơ mơ ngủ. Tiếp đó, mặc kệ trẻ khóc một lúc rồi mới bế bé lên và dỗ bé ngủ tiếp, thời gian để trẻ khóc cần tăng dần lên theo thời gian. Lưu ý không để trẻ khóc quá to hoặc khóc dai dẳng. Lâu dần bé sẽ tự học được cách tự vỗ về bản thân.
Phương pháp xa dần: Phương pháp này còn gọi là “xa cách dần dần”, có nghĩa là mẹ có thể vỗ về bé để bé ngủ trong nôi khoảng 3 tối mà không bế bé lên. Cần hết sức kiên nhẫn vì thời gian này có thể kéo dài tới 90 phút. Tiếp đó, trong 3 buổi tối tiếp theo, đặt một chiếc ghế bên cạnh nôi và dỗ bé ngủ. 3 ngày tiếp theo đặt ghế xa hơn đến gần cửa và chỉ dỗ bé bằng âm thanh, cứ tiếp tục đẩy ghế xa dần cho đến khi bé quen.
Phương pháp có mặt rồi đi nhanh: Cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. Khi bé tỉnh giấc, đợi 5 phút rồi mới dỗ bé. Nếu bé vẫn còn khóc thì mẹ đến gần rồi vỗ về bé ngủ khi vẫn nằm trong cũi (không giao tiếp bằng mắt, không nói chuyện, chỉ vỗ nhẹ và dùng âm thanh “shhh”) khoảng 1-2 phút rồi lặng lẽ đi ra chỗ khác. Lần thứ 2, để bé khóc khoảng 10 phút rồi mới chạy lại dỗ bé, cứ thế tăng thời gian lên 15 phút. Chỉ vài lần là bé sẽ quen.
Phương pháp không nước mắt: Tương tự như trên, mẹ cần cho bé đi ngủ vào giờ cố định nhưng phương pháp này được thực hiện theo nguyên tắc mỗi khi bé khóc là mẹ xuất hiện ngay lập tức. Nói cách khác, mỗi lần bé khóc, mẹ đến gần và nhắc đi nhắc lại những âm thanh như “con ngủ đi” hoặc “shhh” rồi đợi cho đến khi bé không khóc nữa. Cách rèn cho bé ngủ này chỉ áp dụng khi bé thực sự bị tỉnh giấc, nếu bé mới chỉ hơi khóc mà mẹ xuất hiện là làm hỏng quá trình tự ru ngủ của bé.
Phương pháp 5S được một bác sĩ khoa nhi phát minh ra, ý tưởng là tạo cho bé mọi sự thoải mái như khi còn trong bụng mẹ: mút tay, cuộn tròn người, đung đưa, giữ im lặng và vỗ về bé ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Phương pháp huấn luyện bé ngủ này được thực hiện bằng cách khi trẻ đã ngủ trên tay mẹ, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy rồi đặt bé vào cũi để bé hiểu được cảm giác bị đặt vào trong cũi.
Phương pháp kết hợp: Một số mẹ thấy phương pháp mặc kệ trẻ khóc khiến trẻ hờn dỗi khóc lâu và tệ hơn nữa là trẻ dễ bị nôn khi vẫn nằm trong cũi. Đối với một số gia đình, bất kỳ phương pháp rèn trẻ ngủ nào đều khiến những người xung quanh thức dậy. Một số đã áp dụng kết hợp một số phương pháp khác nhau hoặc đơn giản là không ngại thức dậy giữa đêm để cho bé ăn và dỗ bé ngủ. Vì vậy, thời gian mà tất cả gia đình có thể ngủ yên thường là từ 3-6h sáng.