Theo y học cổ truyền, nguyên nhân chính dẫn đến yếu sinh lý là do chức năng của tạng thận bị suy giảm. Khi thận yếu, cơ thể thường gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thận gây ra, trong đó có vấn đề yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục.
TS. BS. Phạm Hưng Củng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ Y tế) lý giải: nếu như nam giới ở độ tuổi đôi mươi cơ thể tràn đầy năng lượng, “chuyện yêu” vô cùng mãnh liệt thì ở độ tuổi sau 40, cơ thể người đàn ông bước vào giai đoạn suy thoái, chức năng ngũ tạng bắt đầu suy giảm dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, sinh lý yếu…
Nồng độ Testosterone trong cơ thể giảm dẫn đến quá trình mãn dục nam khiến quý ông giảm ham muốn. Điều này khiến các quý ông không còn dẻo dai, sung sức, mất dần phong độ, kéo theo đó là một số bệnh cho nam như rối loạn cương, tiểu đường, huyết áp…
Bên cạnh sử dụng dược liệu, các chuyên gia cũng khuyến cáo quý ông cần tập thể dục thường xuyên, có chế độ ăn uống hạn chế rượu bia, ăn ít tinh bột, ăn nhiều chất xơ, cân đối chất đạm… sẽ giúp cơ thể duy trì được sức khỏe và sinh lý.
Việc sử dụng sâm cau rừng ngâm rượu có tác dụng bồi bổ cho thận. Không chỉ người thận yếu mà ngay cả người khỏe mạnh sử dụng sâm cau cũng rất tốt, có thể cải thiện chức năng, giúp cho thận khỏe mạnh.
Ngoài ra, các BS còn dùng sâm cau để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, chân tay lạnh. Sâm cau còn đặc biệt được sủng ái vì hiệu quả giúp tăng ham muốn, chữa liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh ở đàn ông bằng các bài thuốc tán bột hoặc rượu ngâm từ rễ của loài cây này. Củ sâm cau rừng sẽ giúp cho người sử dụng tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, nâng cao chất lượng "cuộc yêu".
|
Cây sâm cau. Ảnh: Internet |
Sâm cau tốt là vậy nhưng TS.BS Phạm Hưng Củng khuyến cáo, việc sử dụng đơn lẻ bằng các phương pháp thủ công hoặc ngâm rượu thì không đem lại hiệu quả như mong muốn. Để sử dụng sâm cau đạt hiệu quả cao nhất thì ngoài việc sử dụng đúng loại sâm cau chuẩn, còn phải được kết hợp với các dược liệu có tác dụng tương tự sẽ mang lại công năng vượt trội, đơn cử như sâm cau kết hợp với nhung hươu Bắc cực. TS Củng phân tích, sâm cau cường tinh tráng thận, còn nhung hươu ích huyết, sinh tủy, cho nên khi cặp đôi này phối hợp với nhau sẽ đem lại tác dụng “kép” vượt trội: giúp da dẻ hồng hào, khí huyết đầy đủ, cơ thể cường tráng và sinh lý mạnh mẽ trở lại.
Chính bởi những tác dụng tuyệt vời từ sâm cau, dược liệu này được không ít người săn lùng và để đáp ứng nhu cầu, thị trường xuất hiện nhiều nguồn cung cấp dược liệu quý này. Tin theo lời quảng cáo của người bán, không ít người đã chi cả triệu đồng để mua “sâm cau” về ngâm rượu, thế nhưng bị nhầm với củ rễ cây bồng bồng.
Rễ cây bồng bồng có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Việc sử dụng nhầm dược liệu vừa không có tác dụng cải thiện sinh lý nam mà còn có thể gặp nhiều tác hại vì toàn cây bồng bồng bỏ rễ có độc, dùng phải thận trọng.
Để phân biệt cây bồng bồng với củ sâm cau, theo TS.BS Phạm Hưng Củng, sâm cau lá hẹp có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, là cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các dễ con to bán quanh thân dễ chính.
Trong khi đó, cây bồng bồng có tên khoa học Pleomele angustifolia, là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Ở rạng củ còn nguyên, sâm bồng bồng thường rất nhẵn, vỏ đỏ hoặc cam, phân nhánh rất nhiều. Thể chất củ mềm, nhiều nước.