1. Thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với bé. Từ khi bé còn trong bụng mẹ, vừa chào đời và trong quá trình bé lớn lên, những câu chuyện, lời thủ thỉ của bố mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bé nhanh biết nói. Bé sẽ đáp trả lại bạn bằng hành động và ngôn từ bởi bé hiểu và cảm nhận được tất cả đấy. Ảnh: BloomySpa.vn.2. Đọc sách cho bé nghe. Với bé chậm nói, đây là việc làm rất tốt để bé có thể phát triển tư duy về mọi mặt, đặc biệt là tư duy ngôn ngữ. Hãy lựa chọn những câu chuyện có nội dung nhẹ nhàng, có ngôn từ đẹp và đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ như một thói quen. Ảnh: Suckhoegiadinh.com.3. Thường xuyên cho bé nghe nhạc. Có nhiều bé còn biết ê a theo điệu nhạc trước khi biết nói. Thường xuyên hát cho bé nghe và dạy bé hát những bài vui nhộn, dần dần bé sẽ thuộc lời bài hát và nói tốt hơn, hay hơn, đồng thời vốn từ của bé cũng được mở rộng. Ảnh: Conlatatca.vn.4. Thường xuyên đưa bé đến những nơi công cộng. Bữa tiệc gia đình, siêu thị, công viên,… là cách giúp bé phát triển sự tự tin, nhanh nhẹn, không ngại giao tiếp sau này. Ảnh: utemshop.com.5. Động viên bé: Động viên bé bằng những lời khen, bằng tiếng vỗ tay để bé biết mình đang làm đúng và cố gắng hơn. Và mỗi khi bé tiến thêm một bước trong tiến trình tập nói, bạn cần ghi nhận, khen ngợi bé nhé, bé sẽ rất thích thú và nói tốt hơn, nói nhiều hơn. Ảnh: bambinimontessori.edu.vn.6. Tạo một thư viện nhỏ trong nhà ở vị trí thuận tiện để bé tự lấy được sách: Nên để những cuốn truyện hoặc sách bé ở bất kỳ phòng nào trong nhà mà các con có thể dễ dàng lấy và sử dụng hoặc muốn bạn kể cho chúng nghe. Ảnh: marmalade.co.hu.7. Cùng bé sáng tạo một quyển sách: Bạn hãy cùng bé sưu tầm những bức ảnh gia đình, trong mỗi trang hay hình ảnh hãy dán vào một chữ cái, tên gọi, địa điểm liên quan. Bé chắc hẳn sẽ rất thích được nhìn thấy những người mình yêu quý, đồng thời học thêm một vài chữ cái, từ vựng, dần dần con có thể kể lại câu chuyện liên quan đến bức ảnh. Ảnh: bonghoanho.com.8. Học từ vựng qua các biển hiệu, logo: Bạn hãy cắt những hình ảnh này ra, ghi từ tương ứng, dán lên một tờ giấy hay tấm bảng, và đừng quên nhiệm vụ của chúng ta là giúp bé nhắc lại nhiều lần. Ảnh: Alokiddy.com.vn.9. Dành một không gian nhỏ cho bé vẽ hoặc viết: Bạn nên để một không gian nhỏ trong nhà nơi có sẵn giấy, vở, bút chì, bút màu, bảng viết, phấn để bé có thể thỏa sức theo đuổi những sáng tạo riêng như vẽ một bức tranh, tô lại chữ cái hay những từ bé nhìn thấy quanh nhà. Ảnh: gocnhocuacon.wordpress.com.10. Dán bảng chữ cái xung quanh phòng: Hỏi những câu như: Đó là chữ gì nhỉ? Hình gì vậy?… nhắc lại nhiều lần cộng với một chút kiên nhẫn bạn sẽ bất ngờ về khả năng ghi nhớ của các con. Ảnh: hienanhjsc.com.
1. Thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với bé. Từ khi bé còn trong bụng mẹ, vừa chào đời và trong quá trình bé lớn lên, những câu chuyện, lời thủ thỉ của bố mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bé nhanh biết nói. Bé sẽ đáp trả lại bạn bằng hành động và ngôn từ bởi bé hiểu và cảm nhận được tất cả đấy. Ảnh: BloomySpa.vn.
2. Đọc sách cho bé nghe. Với bé chậm nói, đây là việc làm rất tốt để bé có thể phát triển tư duy về mọi mặt, đặc biệt là tư duy ngôn ngữ. Hãy lựa chọn những câu chuyện có nội dung nhẹ nhàng, có ngôn từ đẹp và đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ như một thói quen. Ảnh: Suckhoegiadinh.com.
3. Thường xuyên cho bé nghe nhạc. Có nhiều bé còn biết ê a theo điệu nhạc trước khi biết nói. Thường xuyên hát cho bé nghe và dạy bé hát những bài vui nhộn, dần dần bé sẽ thuộc lời bài hát và nói tốt hơn, hay hơn, đồng thời vốn từ của bé cũng được mở rộng. Ảnh: Conlatatca.vn.
4. Thường xuyên đưa bé đến những nơi công cộng. Bữa tiệc gia đình, siêu thị, công viên,… là cách giúp bé phát triển sự tự tin, nhanh nhẹn, không ngại giao tiếp sau này. Ảnh: utemshop.com.
5. Động viên bé: Động viên bé bằng những lời khen, bằng tiếng vỗ tay để bé biết mình đang làm đúng và cố gắng hơn. Và mỗi khi bé tiến thêm một bước trong tiến trình tập nói, bạn cần ghi nhận, khen ngợi bé nhé, bé sẽ rất thích thú và nói tốt hơn, nói nhiều hơn. Ảnh: bambinimontessori.edu.vn.
6. Tạo một thư viện nhỏ trong nhà ở vị trí thuận tiện để bé tự lấy được sách: Nên để những cuốn truyện hoặc sách bé ở bất kỳ phòng nào trong nhà mà các con có thể dễ dàng lấy và sử dụng hoặc muốn bạn kể cho chúng nghe. Ảnh: marmalade.co.hu.
7. Cùng bé sáng tạo một quyển sách: Bạn hãy cùng bé sưu tầm những bức ảnh gia đình, trong mỗi trang hay hình ảnh hãy dán vào một chữ cái, tên gọi, địa điểm liên quan. Bé chắc hẳn sẽ rất thích được nhìn thấy những người mình yêu quý, đồng thời học thêm một vài chữ cái, từ vựng, dần dần con có thể kể lại câu chuyện liên quan đến bức ảnh. Ảnh: bonghoanho.com.
8. Học từ vựng qua các biển hiệu, logo: Bạn hãy cắt những hình ảnh này ra, ghi từ tương ứng, dán lên một tờ giấy hay tấm bảng, và đừng quên nhiệm vụ của chúng ta là giúp bé nhắc lại nhiều lần. Ảnh: Alokiddy.com.vn.
9. Dành một không gian nhỏ cho bé vẽ hoặc viết: Bạn nên để một không gian nhỏ trong nhà nơi có sẵn giấy, vở, bút chì, bút màu, bảng viết, phấn để bé có thể thỏa sức theo đuổi những sáng tạo riêng như vẽ một bức tranh, tô lại chữ cái hay những từ bé nhìn thấy quanh nhà. Ảnh: gocnhocuacon.wordpress.com.
10. Dán bảng chữ cái xung quanh phòng: Hỏi những câu như: Đó là chữ gì nhỉ? Hình gì vậy?… nhắc lại nhiều lần cộng với một chút kiên nhẫn bạn sẽ bất ngờ về khả năng ghi nhớ của các con. Ảnh: hienanhjsc.com.