“Qua đêm” với gái lạ và cái kết đau đớn vì tưởng bị ung thư của quý ông

Google News

Người đàn ông 35 tuổi ở Đài Trung, bị khàn giọng, đi khám mới biết mình mắc bệnh “sùi mào gà ở cổ họng”. Thủ phạm là do một lần anh chàng quá chén trong khách sạn.

Bác sĩ Tai mũi họng Ngô Trảo Khoa chia sẻ với Ettoday, bác sĩ đã gặp một bệnh nhân, đó là ông Trần, 35 tuổi đến từ Đài Trung, Đài Loan. Ông Trần là người làm kinh doanh, do vậy ông thường xuyên hút thuốc, uống rượu. Cách đây 3 tháng trước, giọng nói của ông Trần liên tục bị khàn, gần đây các triệu chứng càng tồi tệ hơn, lo lắng bị ung thư nên ông Trần đã đến bệnh viện để khám.
Kiểm tra bằng kính hiển vi phát hiện thấy dây thanh quản bên trái được bao phủ bởi các khối mụn cóc sinh dục giống như hình chiếc súp lơ. Sau khi bác sĩ phẫu thuật và làm sinh thiết, xác nhận người đàn ông bị “sùi mào gà ở cổ họng”.
“Qua dem” voi gai la va cai ket dau don vi tuong bi ung thu cua quy ong
Người đàn ông bị khàn giọng, đi khám không ngờ mắc sùi mào gà ở cổ họng. (Ảnh minh họa) 
Bác sĩ Ngô Trảo Khoa sau khi hỏi về lịch sử sinh hoạt phát hiện, do ông Trần làm ăn kinh doanh nên thường phải tiếp đối tác trong khách sạn. Một lần vì uống quá chén, nên đã qua đêm với nữ nhân viên ở khách sạn, không ngờ đã mang bệnh vào người. Trước mắt, ông Trần đã tiếp nhận 2 lần phẫu thuật điều trị, nhưng vẫn còn phải quay lại bệnh viện để theo dõi, quan sát. Bác sĩ cho biết, ông Trần rất có khả năng phải phẫu thuật lần tiếp theo.
Bác sĩ giải thích, bệnh sùi mào gà là do virus HPV (Human papilloma virus), lây nhiễm qua đường tình dục. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà từ 2-9 tháng. Cá biệt, có trường hợp có thể kéo dài tới 1 năm. Đối với nam giới, bệnh thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, bìu,… Đối với nữ giới, bệnh thường thấy ở các khu vực như âm vật, môi bé, môi lớn, cổ tử cung, hậu môn, khoang miệng….
“Qua dem” voi gai la va cai ket dau don vi tuong bi ung thu cua quy ong-Hinh-2
Hình ảnh cho thấy lượng lớn mụn sinh dục trên dây thanh quản của người bệnh. 
Nhiều trường hợp bệnh xuất hiện ở tay, miệng, cổ họng… hoặc bất kì vùng da nào có tiếp xúc với mầm bệnh. Và một khi đã bị nhiễm bệnh, rất khó để chữa lành, và rất dễ tái phát vì tổn thương không được cắt bỏ.
Bệnh sùi mào gà ở cổ họng?
Bệnh xuất hiện ở những người thường quan hệ tình dục bằng miệng. Trong quá trình tiếp xúc với bộ phận sinh dục, virus HPV có thể di chuyển thông qua nước bọt, chất nhầy, dịch tiết âm đạo và di chuyển vào các vết thương ở miệng, cổ họng, từ đó gây ra các triệu chứng sùi mào gà.
Ngoài việc quan hệ tình dục bằng miệng, một số đối tượng dễ bị sùi mào gà ở miệng, họng bao gồm:
- Quan hệ bừa bãi: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh xã hội, bệnh tình dục nói chung.
- Dùng chung vật dụng cá nhân: Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng mang mầm bệnh có thể dẫn đến việc nhiễm sùi mào gà ở miệng, họng.
- Thói quen ăn uống chung: Sử dụng chung đồ uống, thực phẩm hoặc dụng cụ ăn uống cũng có thể vô tình là lây nhiễm virus HPV gây sùi mào gà.
- Lây nhiễm gián tiếp: Một người có thể vô tình chạm vào chất dịch chứa mầm bệnh sùi mào gà sau đó chạm vào miệng và gây ra các triệu chứng sùi mào gà.
Sùi mào gà được điều trị như thế nào?
Bác sĩ Ngô Trảo Khoa giải thích, hầu hết sùi mào gà có thể được kiểm soát thông qua đốt điện, đốt laser, đốt lạnh, phẫu thuật, chấm thuốc đặc trùng,… Tuy nhiên, sùi mào gà ở cổ họng điều trị khó khăn hơn. Để duy trì hoạt động bình thường của dây thanh âm, có khoảng 90% bệnh nhân sẽ bị tái phát, khàn giọng và thậm chí khó thở trong một thời gian ngắn. Do đó, cần phải phẫu thuật liên tục. Một số bệnh nhân đã phẫu thuật 6 lần/năm, có bệnh nhân bị sùi mào gà nặng thậm chí gây tắc nghẽn đường thở,…
Theo Hà Vũ (Khám phá)

>> xem thêm

Bình luận(0)