Theo cổng thông tin Bộ Y tế, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tương đối lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, người dân, sản xuất của doanh nghiệp... Phân tích cho thấy, ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng tại quán ăn, nhà hàng/khách sạn, nhất là do thức ăn đường phố.Tại Sóc Trăng: Vụ ngộ độc xảy ra hồi tháng 1/2024 ở hộ kinh doanh bánh mỳ Thu Hà, làm 150 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt nguội. (Ảnh: Công an Nhân dân)Tại Khánh Hòa: Vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà Trâm Anh tháng 3/2024, làm 369 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong gà. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)Tại Đồng Nai: Vụ ngộ độc tại tiệm bánh mỳ Cô Băng tháng 4/2024, làm 547 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa.Vụ ngộ độc xảy ra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Dechang Việt Nam hồi tháng 5 làm 95 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong mỳ Quảng. (Ảnh: Tạp chí Thương trường)Vĩnh Phúc, vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam khiến 438 người mắc và đi viện. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Bacillus Cereus có trong canh chua giá đỗ. (Ảnh: TTXVN)Hồi tháng 8/2024, vụ ngộ độc thực phẩm khiến 80 học sinh, sinh viên ở nội trú trong ký túc xá Trường Cao đẳng Lào Cai cơ sở 1 (phường Bắc Cường, TP Lào Cai) mắc phải, trong đó có 54 em phải nhập viện với các biểu hiện tiêu hoá, nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm tối tại nhà ăn. Bữa ăn có thịt lợn rang, thịt lợn kho, thịt gà xào hành tây, chả lá lốt, thịt gà rang, giá xào bắp cải, dưa chuột muối, canh rau muống. Ngoài ra, còn có món bánh bao nhân xúc xích được mua từ cơ sở bên ngoài. (Ảnh: Truyền hình Lào Cai)Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, đã phát hiện 4 món ăn tại bữa cơm là món dưa chuột, chả lả lốt, thịt gà rang, canh rau muống dương tính với vi khuẩn Salmonella. (Ảnh Báo Lào Cai điện tử)Hay vụ 150 công nhân tại Công ty TNHH Sunrese Apparel Việt Nam (Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu sau bữa trưa ngày 28/8, do nguyên nhân chất histamin với hàm lượng cao có trong món cá thu ù kho trong bữa ăn. (Ảnh: phapluat.vn)Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina sau bữa liên hoan ngày 20/10 khiến 91 người nhập viện cấp cứu. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn E.coli và tụ cầu vàng. (Ảnh: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân)Mới đây, vụ ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Vũng Tàu khiến gần 300 người nhập viện thăm khám và 1 trường hợp tử vong. Ngay sau khi có thông tin, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 27/11 đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).Sau giờ ăn trưa ngày 6/12, 84 công nhân (thuộc Khu công nghiệp WHA và Khu công nghiệp VSIP Nghệ An) xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Cơ quan chức năng đã quyết định tạm dừng chỉ hoạt động đối với đơn vị cung cấp suất ăn là Công ty Cổ phần Thương mại BAC (địa điểm kinh doanh số 340 Đặng Thai Mai, xã Hưng Đông, TP Vinh). (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc:
Theo cổng thông tin Bộ Y tế, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tương đối lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, người dân, sản xuất của doanh nghiệp... Phân tích cho thấy, ngộ độc thực phẩm có xu hướng gia tăng tại quán ăn, nhà hàng/khách sạn, nhất là do thức ăn đường phố.
Tại Sóc Trăng: Vụ ngộ độc xảy ra hồi tháng 1/2024 ở hộ kinh doanh bánh mỳ Thu Hà, làm 150 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt nguội. (Ảnh: Công an Nhân dân)
Tại Khánh Hòa: Vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà Trâm Anh tháng 3/2024, làm 369 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong gà. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
Tại Đồng Nai: Vụ ngộ độc tại tiệm bánh mỳ Cô Băng tháng 4/2024, làm 547 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa.
Vụ ngộ độc xảy ra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Dechang Việt Nam hồi tháng 5 làm 95 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong mỳ Quảng. (Ảnh: Tạp chí Thương trường)
Vĩnh Phúc, vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam khiến 438 người mắc và đi viện. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Bacillus Cereus có trong canh chua giá đỗ. (Ảnh: TTXVN)
Hồi tháng 8/2024, vụ ngộ độc thực phẩm khiến 80 học sinh, sinh viên ở nội trú trong ký túc xá Trường Cao đẳng Lào Cai cơ sở 1 (phường Bắc Cường, TP Lào Cai) mắc phải, trong đó có 54 em phải nhập viện với các biểu hiện tiêu hoá, nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm tối tại nhà ăn. Bữa ăn có thịt lợn rang, thịt lợn kho, thịt gà xào hành tây, chả lá lốt, thịt gà rang, giá xào bắp cải, dưa chuột muối, canh rau muống. Ngoài ra, còn có món bánh bao nhân xúc xích được mua từ cơ sở bên ngoài. (Ảnh: Truyền hình Lào Cai)
Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, đã phát hiện 4 món ăn tại bữa cơm là món dưa chuột, chả lả lốt, thịt gà rang, canh rau muống dương tính với vi khuẩn Salmonella. (Ảnh Báo Lào Cai điện tử)
Hay vụ 150 công nhân tại Công ty TNHH Sunrese Apparel Việt Nam (Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu sau bữa trưa ngày 28/8, do nguyên nhân chất histamin với hàm lượng cao có trong món cá thu ù kho trong bữa ăn. (Ảnh: phapluat.vn)
Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại Công ty TNHH Shinsung Vina sau bữa liên hoan ngày 20/10 khiến 91 người nhập viện cấp cứu. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn E.coli và tụ cầu vàng. (Ảnh: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân)
Mới đây, vụ ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Vũng Tàu khiến gần 300 người nhập viện thăm khám và 1 trường hợp tử vong. Ngay sau khi có thông tin, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 27/11 đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị điều tra xác định rõ nguyên nhân, truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).
Sau giờ ăn trưa ngày 6/12, 84 công nhân (thuộc Khu công nghiệp WHA và Khu công nghiệp VSIP Nghệ An) xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Cơ quan chức năng đã quyết định tạm dừng chỉ hoạt động đối với đơn vị cung cấp suất ăn là Công ty Cổ phần Thương mại BAC (địa điểm kinh doanh số 340 Đặng Thai Mai, xã Hưng Đông, TP Vinh). (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc: