Tự phê bình trước mặt con: Nhiều bậc cha mẹ có thói quen tự phê bình, chỉ trích bản thân trước mặt con cái về ngoại hình, công việc. Đây là thói quen xấu. Bởi theo các chuyên gia, những đứa trẻ thường xuyên phải nghe bố mẹ “chê” bản thân sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh lý trầm cảm hay rối loạn tiêu hóa, ăn uống…Dùng quá nhiều tiện ích: Ngày nay, do đặc thù công việc khiếc các bậc cha mẹ thường xuyên phải tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại như: điện thoại, máy tính, ipad mọi nơi mọi lúc, thậm chí là cả trước mặt con. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, việc duy trì thói quen trên của phụ huynh khiến trẻ hình thành tâm lý chiếm hữu, bản thân luôn muốn có một chiếc điện thoại hay máy tính ngay từ khi còn nhỏ. Đây chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của trẻ.Phân biệt giới tính: Nhiều người vẫn luôn giữ cho mình quan niệm rằng con gái không được tham gia vào các môn thể thao cần nhiều thể lực, mạnh mẽ còn con trai không nên thể hiện cảm xúc quá nhiều. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Những đứa trẻ chịu áp đặt nhiều về giới sẽ bị cản trở và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cách hòa nhập với xã hội hiện đại.Uống rượu bia, hút thuốc: Những đứa trẻ sống trong môi trường đầy khói thuốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, khi chứng kiến cha mẹ hay uống rượu bia, hút thuốc, trẻ cũng dễ học theo những thói quen xấu của cha mẹ.Đặt áp lực học tập quá cao: Luôn mong muốn con vào trường tốt, trường điểm hay mang điểm số, thành tích học tập của con cái so sánh với những đứa trẻ khác là điều không nên làm. Bởi thói quen này vô tình khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, thường có suy nghĩ tiêu cực và nhút nhát khi phải chịu quá nhiều áp lực.Cãi nhau: Cãi nhau, tranh luận trước mặt con chưa bao giờ là việc tốt. Theo các chuyên gia, một đứa trẻ thường xuyên phải chứng kiến bố mẹ cãi vã nhau khi lớn lên sẽ có khả năng hình thành tâm lý hung hăng, dữ tợn hơn những đứa trẻ khác.
Tự phê bình trước mặt con: Nhiều bậc cha mẹ có thói quen tự phê bình, chỉ trích bản thân trước mặt con cái về ngoại hình, công việc. Đây là thói quen xấu. Bởi theo các chuyên gia, những đứa trẻ thường xuyên phải nghe bố mẹ “chê” bản thân sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh lý trầm cảm hay rối loạn tiêu hóa, ăn uống…
Dùng quá nhiều tiện ích: Ngày nay, do đặc thù công việc khiếc các bậc cha mẹ thường xuyên phải tiếp xúc với các phương tiện thông tin hiện đại như: điện thoại, máy tính, ipad mọi nơi mọi lúc, thậm chí là cả trước mặt con. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, việc duy trì thói quen trên của phụ huynh khiến trẻ hình thành tâm lý chiếm hữu, bản thân luôn muốn có một chiếc điện thoại hay máy tính ngay từ khi còn nhỏ. Đây chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của trẻ.
Phân biệt giới tính: Nhiều người vẫn luôn giữ cho mình quan niệm rằng con gái không được tham gia vào các môn thể thao cần nhiều thể lực, mạnh mẽ còn con trai không nên thể hiện cảm xúc quá nhiều. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Những đứa trẻ chịu áp đặt nhiều về giới sẽ bị cản trở và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cách hòa nhập với xã hội hiện đại.
Uống rượu bia, hút thuốc: Những đứa trẻ sống trong môi trường đầy khói thuốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, khi chứng kiến cha mẹ hay uống rượu bia, hút thuốc, trẻ cũng dễ học theo những thói quen xấu của cha mẹ.
Đặt áp lực học tập quá cao: Luôn mong muốn con vào trường tốt, trường điểm hay mang điểm số, thành tích học tập của con cái so sánh với những đứa trẻ khác là điều không nên làm. Bởi thói quen này vô tình khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, thường có suy nghĩ tiêu cực và nhút nhát khi phải chịu quá nhiều áp lực.
Cãi nhau: Cãi nhau, tranh luận trước mặt con chưa bao giờ là việc tốt. Theo các chuyên gia, một đứa trẻ thường xuyên phải chứng kiến bố mẹ cãi vã nhau khi lớn lên sẽ có khả năng hình thành tâm lý hung hăng, dữ tợn hơn những đứa trẻ khác.