1. Lo lắng
Dành cả ngày trăn trở về một vấn đề sẽ chẳng giúp được gì cho bạn, thậm chí còn làm hại tới sức khỏe. Tuy vậy một khảo sát năm 2017 đã chứng minh rằng lo lắng một chút lại có thể dẫn đến những tác động tích cực. Điển hình, khi bạn thấy một vụ tai nạn giao thông, sự lo lắng sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn, lái xe một cách từ tốn.Tuy nhiên, nếu sự lo lắng xuất hiện thường xuyên, trở thành nỗi ám ảnh và gây khó khăn cho cuộc sống của bạn, hãy cân nhắc tới việc gặp bác sĩ tâm lí.2. Xem TV không ngừng
Việc dành thời gian ngày đêm, thậm chí bỏ cả ăn uống để xem những bộ phim dài tập không ngừng nghỉ đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người. Việc này thường được cho là thói quen xấu và lãng phí thời gian nhưng hóa ra lại có những mặt lợi nhất định.Đắm chìm vào những bộ phim giúp ta tạm thời quên đi những muộn phiền, căng thẳng của hiện tại. Theo nghiên cứu của Đại học Virginia, Mỹ, đây là phương pháp hiệu quả để xả stress.3. Nhịn ăn
Sự thực là một khi chúng ta trở nên đói, mọi thức ăn xung quanh, dù ngon hay không cũng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời. Việc kiềm chế ăn uống cũng tương tự. Chuyên gia dinh dưỡng Spano khẳng định: “Ăn một lượng ít hơn bạn thực sự mong muốn sẽ vừa giúp giảm thiểu lượng calories cũng như khiến bạn ăn ngon miệng hơn”.4. Dằn vặt với nỗi buồn
Chúng ta thường được khuyên hãy quên đi nỗi buồn và gạt mọi chuyện xấu sang một bên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2016 của Đại học Colorado, cảm thấy buồn là điều cần thiết để đối mặt với những vấn đề không mong muốn.Gặm nhấm nỗi buồn đôi khi lại là một thói quen xấu nên làm bởi những giọt nước mắt được chứng minh là cách để giải phóng những hormone có lợi, giúp cải thiện tâm trạng như serotonin và norepinephrine.5. Uống nhiều cà phê
Một ly cà phê mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường hay một số bệnh ung thư. Và khoa học đã khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể uống nhiều hơn thế miễn không để ảnh hưởng đến sức khỏe hay giấc ngủ.Người dùng còn được khuyên sử dụng cà phê đen không đường, không sirô hay kem sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhất.6. Cáu giận
Tức giận là một thói quen "xấu" giúp thúc đẩy bạn thực hiện các hành động cụ thể mà phần nào vẫn kiểm soát được. Ngạc nhiên hơn, việc cáu giận được khẳng định giúp củng cố quan hệ giữa mọi người. Nó giúp chúng ta thể hiện quan điểm, suy nghĩ và bản thân mình với mọi người xung quanh. Chúng ta vì thế mà hiểu nhau hơn, dễ dàng chia sẻ và giúp đỡ nhau hơn.7. Sống bừa bộn
Lối sống không ngăn nắp thực sự có nhiều lợi thế nhất là khi bạn làm các công việc sáng tạo. Theo nghiên cứu năm 2010 của tờ Psychological Science, cho thấy mọi người thường có những tư duy, ý tưởng độc đáo khi ngồi trong căn phòng bừa bộn.Tuy vậy, việc sống gọn gàng, ngăn nắp lại được chứng minh giúp bạn có những sự lựa chọn sáng suốt và sống cởi mở, hào phóng hơn.8. Thi thoảng nghỉ tập gym
Việc tập thể dục đều đặn là cần thiết nhưng bạn vẫn cần có những ngày nghỉ. Cách này giúp bạn thoải mái, sảng khoái và năng động hơn khi quay trở lại guồng tập của mình. Hoặc, bạn có thể thay thế hoạt động tập gym bằng các bài tập tương tự như chạy bộ, leo đồi, đạp xe…
1. Lo lắng
Dành cả ngày trăn trở về một vấn đề sẽ chẳng giúp được gì cho bạn, thậm chí còn làm hại tới sức khỏe. Tuy vậy một khảo sát năm 2017 đã chứng minh rằng lo lắng một chút lại có thể dẫn đến những tác động tích cực. Điển hình, khi bạn thấy một vụ tai nạn giao thông, sự lo lắng sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn, lái xe một cách từ tốn.
Tuy nhiên, nếu sự lo lắng xuất hiện thường xuyên, trở thành nỗi ám ảnh và gây khó khăn cho cuộc sống của bạn, hãy cân nhắc tới việc gặp bác sĩ tâm lí.
2. Xem TV không ngừng
Việc dành thời gian ngày đêm, thậm chí bỏ cả ăn uống để xem những bộ phim dài tập không ngừng nghỉ đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người. Việc này thường được cho là thói quen xấu và lãng phí thời gian nhưng hóa ra lại có những mặt lợi nhất định.
Đắm chìm vào những bộ phim giúp ta tạm thời quên đi những muộn phiền, căng thẳng của hiện tại. Theo nghiên cứu của Đại học Virginia, Mỹ, đây là phương pháp hiệu quả để xả stress.
3. Nhịn ăn
Sự thực là một khi chúng ta trở nên đói, mọi thức ăn xung quanh, dù ngon hay không cũng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời. Việc kiềm chế ăn uống cũng tương tự. Chuyên gia dinh dưỡng Spano khẳng định: “Ăn một lượng ít hơn bạn thực sự mong muốn sẽ vừa giúp giảm thiểu lượng calories cũng như khiến bạn ăn ngon miệng hơn”.
4. Dằn vặt với nỗi buồn
Chúng ta thường được khuyên hãy quên đi nỗi buồn và gạt mọi chuyện xấu sang một bên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2016 của Đại học Colorado, cảm thấy buồn là điều cần thiết để đối mặt với những vấn đề không mong muốn.
Gặm nhấm nỗi buồn đôi khi lại là một thói quen xấu nên làm bởi những giọt nước mắt được chứng minh là cách để giải phóng những hormone có lợi, giúp cải thiện tâm trạng như serotonin và norepinephrine.
5. Uống nhiều cà phê
Một ly cà phê mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường hay một số bệnh ung thư. Và khoa học đã khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể uống nhiều hơn thế miễn không để ảnh hưởng đến sức khỏe hay giấc ngủ.
Người dùng còn được khuyên sử dụng cà phê đen không đường, không sirô hay kem sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhất.
6. Cáu giận
Tức giận là một thói quen "xấu" giúp thúc đẩy bạn thực hiện các hành động cụ thể mà phần nào vẫn kiểm soát được. Ngạc nhiên hơn, việc cáu giận được khẳng định giúp củng cố quan hệ giữa mọi người. Nó giúp chúng ta thể hiện quan điểm, suy nghĩ và bản thân mình với mọi người xung quanh. Chúng ta vì thế mà hiểu nhau hơn, dễ dàng chia sẻ và giúp đỡ nhau hơn.
7. Sống bừa bộn
Lối sống không ngăn nắp thực sự có nhiều lợi thế nhất là khi bạn làm các công việc sáng tạo. Theo nghiên cứu năm 2010 của tờ Psychological Science, cho thấy mọi người thường có những tư duy, ý tưởng độc đáo khi ngồi trong căn phòng bừa bộn.
Tuy vậy, việc sống gọn gàng, ngăn nắp lại được chứng minh giúp bạn có những sự lựa chọn sáng suốt và sống cởi mở, hào phóng hơn.
8. Thi thoảng nghỉ tập gym
Việc tập thể dục đều đặn là cần thiết nhưng bạn vẫn cần có những ngày nghỉ. Cách này giúp bạn thoải mái, sảng khoái và năng động hơn khi quay trở lại guồng tập của mình. Hoặc, bạn có thể thay thế hoạt động tập gym bằng các bài tập tương tự như chạy bộ, leo đồi, đạp xe…