Dưa hấu là loại quả duy nhất được coi là cả trái cây và rau. Đây là loại trái cây bổ dưỡng được ưa chuộng trong mùa hè. Dưa hấu có khoảng 92% nước, không chỉ có hương vị tuyệt vời mà còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe và sắc đẹp.
Loại quả này không chứa chất béo và là nguồn vitamin A, B6 và C tuyệt vời, chứa kali và các hóa chất thực vật có lợi như lycopene và citrulline. Hàm lượng chất xơ trong dưa hấu rất tốt cho giảm cân. Loại trái cây thịt đỏ này tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, hoặc với một số người mắc bệnh, ăn dưa hấu có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.
Những người nên hạn chế ăn dưa hấu
Rối loạn tiêu hóa: Người ăn có thể bị trướng bụng, đầy hơi, chán ăn, đi tả, do tỳ vị bị tổn hại khi nạp vào cơ thể quá nhiều loại quả này. Do đó, những người có đường ruột yếu kém do tuổi tác hay bệnh lý không nên ăn dưa hấu.
Người ăn có thể bị trướng bụng, đầy hơi, chán ăn, đi tả, do tỳ vị bị tổn hại khi nạp vào cơ thể quá nhiều loại quả này. Do đó, những người có đường ruột yếu kém do tuổi tác hay bệnh lý không nên ăn dưa hấu. Ảnh minh họa: Internet
Có hại cho người bệnh viêm loét dạ dày: Dưa hấu chứa nhiều nước, có tác dụng lợi tiểu. Ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến hệ bài tiết nước tiểu tăng, làm mất đi lượng nước cần thiết khiến các vết loét khó được phục hồi.
Gây đầy hơi, buồn nôn: Tác dụng phụ của chất chống oxy hóa lycopene chứa trong dưa hấu là gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn nếu khối lượng lớn chất này được đưa vào cơ thể và không được hấp thụ hết. Do đó, khi có hiện tượng nôn và buồn nôn, bạn nên dừng ngay việc ăn dưa hấu lại và có biện pháp giải độc kịp thời.
Dễ gây đau tim: Tuy tác dụng của dưa hấu là làm ổn định nhịp tim, giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch nhờ vào lượng kali dồi dào. Ăn quá nhiều dưa hấu khiến lượng kali quá cao sẽ làm rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung tâm gây ra những cơn đau tim bất thường.
Gây tổn thương thận: Khi ăn nhiều dưa hấu, lượng nước vào cơ thể nhiều, khiến thận phải hoạt động với tần suất cao, điều này có thể gây tổn thương thận và dẫn đến các bệnh về thận. Bên cạnh đó, dưa hấu còn làm giảm lượng đường trong máu khi ăn quá nhiều. Điều này làm rối loạn việc sản xuất insulin gây hại đến thận.
Tác dụng phụ của chất chống oxy hóa lycopene chứa trong dưa hấu là gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn nếu khối lượng lớn chất này được đưa vào cơ thể và không được hấp thụ hết. Do đó, khi có hiện tượng nôn và buồn nôn, bạn nên dừng ngay việc ăn dưa hấu lại và có biện pháp giải độc kịp thời. Ảnh minh họa: Internet
Giảm huyết áp: Dưa hấu có tác dụng hạ huyết áp vì vậy nó rất tốt cho người bị cao huyết áp, nhưng nếu ăn quá nhiều, huyết áp hạ quá mức lại cũng là một mối lo lớn tới sức khỏe.
Người đang bị cảm cúm: Người bị cảm cúm, đặc biệt là lúc vừa chớm bệnh, nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ không tốt cho sức khỏe do dưa hấu có tính hàn, sẽ làm cơ thể nhiễm lạnh, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Người mắc bệnh tiểu đường: Dưa hấu có chứa rất nhiều đường, dưa càng đỏ, ngọt sắc thì lượng đường càng cao. Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường nếu ăn dưa hấu quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá tải.
Phụ nữ mang thai và phụ nữ vừa sinh con: Phụ nữ mang thai thường sẽ bị giảm lượng insulin, ảnh hưởng đến chức năng ổn định lượng đường trong máu. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khỏe của thai phụ. Bà mẹ khi vừa sinh con cũng không nên ăn dưa hấu do cơ địa còn khá yếu, dễ bị nhiễm lạnh, dưa hấu lại có tính hàn dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
Dưa hấu có chứa rất nhiều đường, dưa càng đỏ, ngọt sắc thì lượng đường càng cao. Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường nếu ăn dưa hấu quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá tải. Ảnh minh họa: Internet
Người cao tuổi: Người lớn tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch và dạ dày, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng ngày hè. Đối tượng này không nên ăn quá nhiều dưa hấu để tránh ảnh hưởng đến chức năng dạ dày, tim, thận.
Những sai lầm khi ăn dưa hấu
Ăn dưa hấu bổ ra quá lâu
Khi cắt dưa hấu ra quá lâu, hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi và làm giảm mùi vị. Đồng thời, lúc này, dưa hấu sẽ bị nẫu, thối nhanh và nhiễm khuẩn vì không có lớp bảo vệ ở ngoài, khiến bạn dễ bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Uống nước ngay sau khi ăn dưa hấu
Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dưa hấu chủ yếu là nước, đường và chất xơ. Vi khuẩn thường cần nước và đường để phát triển và sinh sôi. Vì vậy, nếu bạn uống nước sau khi ăn dưa hấu, vi khuẩn có cơ hội lây lan trong đường ruột.
Khi cắt dưa hấu ra quá lâu, hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi và làm giảm mùi vị. Đồng thời, lúc này, dưa hấu sẽ bị nẫu, thối nhanh và nhiễm khuẩn vì không có lớp bảo vệ ở ngoài, khiến bạn dễ bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa: Internet
Ăn vào buổi tối
Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn bình thường vào buổi tối, do đó, bạn nên tránh xa các thực phẩm có đường và axit. Trong khi đó, dưa hấu chứa nhiều đường, không thân thiện với hệ tiêu hóa, gây tăng cân khi ăn vào buổi tối.
Ngoài ra, tỷ lệ nước lớn trong dưa hấu có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. Điều đó dẫn đến giấc ngủ kém, thiếu ngủ và mệt mỏi vào hôm sau.
Không rửa vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu rất bẩn và chứa nhiều vi khuẩn gây hại trong quá trình trồng trọt và vận chuyển. Vì vậy, nếu không rửa vỏ dưa, vi khuẩn và bụi bẩn có thể chuyển từ bên ngoài sang phần ruột bên trong.
Phụ nữ mang thai thường sẽ bị giảm lượng insulin, ảnh hưởng đến chức năng ổn định lượng đường trong máu. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khỏe của thai phụ. Bà mẹ khi vừa sinh con cũng không nên ăn dưa hấu do cơ địa còn khá yếu, dễ bị nhiễm lạnh, dưa hấu lại có tính hàn dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Ảnh minh họa: Internet
Trước và ngay sau bữa ăn
Thành phần nước trong dưa hấu có thể làm loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày, ăn trước và ngay sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ tiêu hóa thức ăn.
Đồng thời với lượng nước lớn vào cơ thể sẽ chiếm phần lớn dung tích chứa của dạ dày gây cảm giác no, giảm yếu tố kích thích ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe (đặc biệt là sức khỏe trẻ em, thai phụ).
Không ăn khi cơ thể mệt mỏi
Khi đang mệt mỏi, nhiều người có sở thích ăn hoa quả lạnh, đặc biệt là dưa hấu. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi hơn mà không hề biết nguyên nhân. Vì dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì khối lượng máu sẽ tăng và tiếp tục gây nghiêm trọng cho tình trạng sưng tấy, dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi.
Không nên gọt bỏ lớp cùi màu trắng
Cùi dưa hấu (phần màu trắng) có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu. Do đó, dù khó ăn nhưng bạn cũng không nên gọt bỏ chúng.
Khi đang mệt mỏi, nhiều người có sở thích ăn hoa quả lạnh, đặc biệt là dưa hấu. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi hơn mà không hề biết nguyên nhân. Vì dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nếu lượng nước dư thừa không được bài tiết ra khỏi cơ thể, thì khối lượng máu sẽ tăng và tiếp tục gây nghiêm trọng cho tình trạng sưng tấy, dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi. Ảnh minh họa: Internet
Không nên bỏ hạt dưa hấu khi ăn
Nhiều người có thói quen bỏ hạt dưa hấu khi ăn mà không biết rằng đã bỏ lỡ rất nhiều axit cần thiết cho cơ thể như: ryptophan giúp dễ ngủ, glutamic tăng cường hoạt động trí não và lysine giúp cơ thể hấp thu canxi,hỗ trợ hình thành collagen tốt cho xương khớp. Đặc biệt, hàm lượng lycopene và vitamin trong hạt dưa hấu còn có tác dụng làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới và duy trì hệ thần kinh, có lợi cho đời sống tình dục.
Dùng thìa ăn dưa hấu
Đây là thói quen của nhiều người khi ăn dưa hấu vì sự tiện lợi, không bẩn tay, không cần phải dọn rửa nhiều và đặc biệt là có thể thưởng thức được phần ngon nhất của quả dưa.
Thế nhưng, cách ăn này lại vô tình truyền rất nhiều nước bọt vào miếng dưa hấu. Trong nước bọt có thể chứa nhiều vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển ngoài môi trường và gây hại ngược lại cho cơ thể.