Cam, quýt, chanh
Những loại quả này có hàm lượng axit lớn, ăn vào lúc bụng rỗng thì axit sẽ gây tổn thương cho dạ dày, ngoài ra còn gây đầy bụng, thậm chí ói mửa.
Chuối
Bình thường chuối là món nhuận tràng, thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động tốt, nhưng ăn lúc đói lại phản tác dụng. Chuối chứa rất nhiều magie, ăn khi bé đói bụng hàm lượng magie sẽ tăng đột ngột trong máu khiến tim mạch mất cân bằng. Vitamin C có trong chuối cũng làm dạ dày lúc đói bị tổn thương.
|
Ảnh minh họa. |
Khoai lang
Bình thường khoai lang rất tốt cho tiêu hóa của trẻ nhưng nếu với cái bụng đói mà mẹ cho bé ăn sẽ dẫn đến ổn thương dạ dày. Vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày gây nên cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua…
Bim bim
Bim bim là món ăn bé nào cũng thích. Tuy nhiên, loại thức ăn vặt này chứa đường, muối, chất béo, nếu mẹ thường xuyên cho bé ăn khi đói sẽ khiến bé đầy bụng, chán ăn, gây gánh nặng cho thận, nguy cơ suy dinh dưỡng ở thể béo phì cao và mắc bệnh tiểu đường.
Sữa đậu nành
Cũng giống như sữa động vật, sữa đậu nành cũng có hàm lượng rất lớn protein, nhưng uống lúc đói không có giá trị bổ sung dinh dưỡng. Cách uống có hiệu quả nhất là dùng chung với điểm tâm, bánh hoặc các thực phẩm có tinh bột, hoặc là uống sau khi ăn 2 tiếng, uống trước khi đi ngủ đều được.
Kẹo
Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi bé đói bụng. Việc ăn kẹo trước bữa ăn, khi bụng bé đang rỗng chỉ khiến cho bé ngang dạ, không còn cảm giác muốn ăn bữa chính và không hấp thu được các loại thực phẩm bổ dưỡng. Đó là lí do vì sao để trẻ nhỏ ăn bánh kẹo trước bữa ăn dễ dẫn đến tình trạng bé chán ăn, chậm lớn.
Ngoài ra, kẹo chứa hàm lượng đường cao, ăn nhiều lúc đói sẽ làm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, không tốt cho sức khỏe.
Quả lê
Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê có thể làm tổn thương màng nhầy trong lớp dạ dày trống rỗng.
Đồ uống có ga
Màu sắc và hương vị nhân tạo cùng với hàm lượng axit cao trong đồ uống có ga có thể gây hại cho cơ thể nếu bạn tiêu thụ chúng với dạ dày trống rỗng. Khi đó, chúng sẽ phản ứng với axit trong dạ dày, gây tổn hại màng nhầy, giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày. Kết quả là thức ăn sẽ tiêu hóa chậm hơn.