Bỏ dạ dày khi chế biến
Cua đồng sống trong hang, ưa nước sạch hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn. Loài vật này thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Chính vì vậy mà trong dạ dày của con cua thường chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua cũng dừng lại, đồng nghĩa với việc nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa.
Trong quá trình chế biến cua nếu không làm sạch thì vô tình chúng ta sẽ ăn cả vi khuẩn trong dạ dày lẫn ký sinh trên vỏ và từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Không nấu canh từ cua chết
Trong cua chết có chứa thành phần hóa học tên là histidine. Thành phần này có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa và thậm chí còn bị ngộ độc nghiêm trọng. Thời gian của đã chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc càng cao.
Không ăn cua sống
Thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi. Nếu ăn cua khi chúng chưa qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.
Loại trung này không chỉ dẫn tới ho, khạc ra máu mà còn có thể xâm nhập lên não gây co giật, bại liệt. Nếu xâm nhập vào các khí quan như tủy sống, tim, gan, thận, mắt,… thì còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn luôn phải ghi nhớ nấu chín cua đồng trước khi ăn.
Không ăn đi ăn lại
Cua đồng ăn đến đâu thì chế biến đến đó, không nấu 1 lần ăn nhiều bữa. Trong thịt cua có nhiều đạm và dưỡng chất khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu. Thời tiết mùa hè nhiệt độ cao càng khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu hơn. Việc bạn nấu đi nấu lại cua chẳng những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn khiến cua bị biến chất, gây độc.
Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua
Trong cua rất giàu protein còn trong nước trà và quả hồng lại chứa tanin. Hai chất này khi kết hợp với nhau sẽ gây kết tủa tạo ra các triệu chứng lợm giọng, tiêu chảy, đau bụng, nôn ói,…