Những dấu hiệu thiếu sắt trầm trọng ở phụ nữ

Google News

Thiếu sắt là căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là ở phụ nữ bởi vậy, bất cứ ai cũng cần nắm rõ những dấu hiệu thiếu máu để kịp thời phát hiện cơ thể đang thiếu sắt.

Thiếu sắt khiến cơ thể phụ nữ mệt mỏi – Ảnh minh họa. 
Xanh xao
Đó là lý do khiến từ “xanh xao” thường được dùng với nghĩa “ốm yếu”. Hemoglobin khiến máu có màu đỏ và nhờ đó mang lại làn da hồng hào. Điều này có nghĩa là lượng protein này thấp có thể “hút cạn” màu sắc ra khỏi làn da. Cho dù da bạn có tông màu gì, nếu bên trong môi, nước răng hoặc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn bình thường, thì thiếu sắt rất có thể là thủ phạm.
Hay thở gấp
Dù bạn hít thở sâu thế nào đi nữa, nếu nồng độ oxy xuống thấp, bạn sẽ có cảm giác thiếu không khí. Nếu bạn thấy mình “không thở nổi” khi làm những việc mà bình thường bạn vẫn làm tốt – như lên cầu thang hay tập thể dục – thì hãy nghĩ đến nguyên nhân thiếu sắt.
Lưỡi sẽ có màu tái nhợt có thể do cơ thể đang thiếu sắt. 
Lưỡi nhợt nhạt và sưng
Khi cơ thể bị thiếu sắt nghiêm trọng thì có thể gây ra một số dấu hiệu rõ ràng ở lưỡi. Lưỡi sẽ có màu tái nhợt và láng mịn chứ không thô nhám như bình thường. Nặng hơn thì lưỡi có thể bị viêm, đau, sưng tấy gây khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói chuyện.
Ngứa ran ở chân
Khi bạn bị thiếu sắt thì lượng hemoglobin trong cơ thể không đủ. Và nếu lượng hemoglobin bị thiếu hụt thì oxy từ phổi cũng không được truyền đi khắp cơ thể. Đặc biệt, chân là bộ phận xa nhất so với phổi nên sẽ phản ứng lại đầu tiên. Dấu hiệu thường gặp là bạn sẽ cảm giác chân ngứa râm ran như có kim chích nhẹ vào.
Đánh trống ngực
Tim làm việc quá sức có thể dẫn đến nhịp tim không đều, tiếng thổi ở tim, tim giãn và thậm chí là suy tim. Tuy nhiên đừng vội hoảng sợ. Rất có thể nguyên nhân chỉ là thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu bạn đã có vấn đề về tim thì rất cần kiểm tra nồng độ sắt vì thiếu sắt có thể làm cho bệnh tim nặng lên.
Chân bồn chồn
Bạn luôn đứng ngồi không yên? Khoảng 15% số người bị hội chứng chân bồn chồn có thiếu sắt. Lượng sắt càng thấp, triệu chứng càng nặng.
Thường xuyên đau đầu
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu dai dẳng uống thuốc vẫn không hết thì có nguy cơ bạn đang bị thiếu sắt. Khi hàm lượng sắt xuống thấp thì cơ thể sẽ thiếu hụt hemoglobin. Hơn nữa, hemoglobin lại có nhiệm vụ giúp các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan còn lại của cơ thể, trong đó có não. Do đó, khi lượng hemoglobin thấp sẽ dẫn đến tình trạng oxy đến não không đủ, từ đó gây ra các cơn đau đầu thường xuyên.
Cà phê được cho là “thủ phạm” khiến cơ thể khó hấp thu sắt. 
Các thực phẩm ảnh hưởng hấp thu sắt:
Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Một trong những “thủ phạm” hàng đầu khiến cơ thể hấp thu kém lượng sắt là cà phê và trà. Sau khi ăn xong uống cà phê hoặc trà luôn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 – 60%. Hoặc như chất Phytat có trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola cũng có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu calci.
Thep Yến Anh/Một Thế giới

>> xem thêm

Bình luận(0)