Trung tâm Thương mại Dược phẩm và trang thiết bị y tế - số 134/1 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM, nơi “mệnh danh” chợ thuốc bán sỉ lớn nhất Sài Gòn, hàng ngày vẫn hoạt động hết sức nhộn nhịp, không kém gì những khu chợ trời. Theo Dược sĩ Đỗ Văn Dũng - Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP.HCM chia sẻ trên Báo Người Tiêu Dùng, việc tồn tại những nơi mua bán tập trung như chợ thuốc gây nhiều quan ngại.Ông Dũng cho biết: “Nếu quản lý không tốt thì lo ngại nhất là vấn đề chuyên môn. Địa điểm mua bán tập trung tạo cơ hội để thuốc không rõ nguồn gốc, nghĩa là thuốc giả, thuốc lên đời, thuốc nhái được lưu thông với số lượng lớn và đi khắp nơi”. Ông Dũng nhìn nhận, từ “chợ thuốc”, khả năng thuốc không rõ nguồn gốc tỏa đi từng ngõ ngách, đến tay người dân, là nỗi “đau đầu” lâu nay của ngành y tế.Hình thành từ năm 2007 với diện tích khoảng 14.000m2, chợ thuốc tây sỉ lớn nhất Sài Gòn được chia làm nhiều khu với khoảng 270 quầy thuốc của gần 150 công ty tham gia kinh doanh. Bình quân mỗi ngày, có khoảng 5.000 lượt người vào chợ giao dịch, mua bán.Bên trong chợ, có hàng trăm gian hàng phân phối thuốc tây, trang thiết bị y tế, nội ngoại nhập… với hàng ngàn chủng loại. Chợ bán giá sỉ và phần lớn khách hàng là các tiệm thuốc tây khắp mọi nơi trong, ngoài TP HCM. Nhiều phòng mạch tư, phòng khám tư cũng nhập thuốc từ chợ sỉ này.Hàng chục năm qua, vì lợi nhuận khủng mà chợ thuốc bán sỉ lớn nhất Sài Gòn trở thành nơi tập trung, phân phối nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng.Theo đó, các loại thuốc bán tại chợ này không cần có toa của bác sĩ, nếu mua lẻ. Nếu muốn lấy hàng số lượng lớn, khách cũng chẳng cần trình pháp nhân gì để chứng minh có đủ điều kiện được kinh doanh dược phẩm hay không. Chỉ cần nói miệng mình là chủ tiệm thuốc tây và đưa “toa hàng” liệt kê các sản phẩm thuốc cần mua.Chợ sỉ thuốc tây Sài Gòn vẫn xảy ra tình trạng thu mua thuốc tây giá rẻ, sắp hết hạn về đóng lại bao bì với nhãn mác hàng nhập ngoại rồi đem tiêu thụ trên thị trường.Không chỉ mua thuốc mẫu, thuốc gần hết hạn sử dụng, nhiều đầu nậu còn sẵn sàng mua cả thuốc nhái, thuốc giả. Cụ thể, mặt hàng thuốc cảm sốt bị làm nhái nhiều nhất.Chẳng hạn như Panadol, do Công ty SmithKline, Anh, nhượng quyền sản xuất cho Công ty liên doanh dược phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam, đã bị làm nhái dưới cái tên ... gần giống. Hay như viên Decolgen trị cảm, sổ mũi, Alaxan kháng viêm, giảm đau, hạ sốt của United Pharma Việt Nam, bị làm nhái thành Deogen, Prolaxan.Hàng loạt thuốc giảm đau, kháng viêm không có số đăng ký, không hóa đơn chứng từ. Trong đó có cả thuốc giảm đau Tradolgesic chứa chất gây nghiện đã bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện khi tiến hành kiểm tra chợ thuốc sỉ lớn nhất nước này.Theo Báo Phụ nữ, đầu năm 2017, Sở Y tế đã có công văn chuyển hồ sơ vụ việc kinh doanh thuốc Prednisolon 5mg giả của Công ty Thiện Duy tại chợ thuốc này cho Công an TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận từ cơ quan chức năng.Một chuyên gia lĩnh vực dược cho rằng, công tác quản lý lỏng lẻo tại chợ thuốc này đã tạo cơ hội cho thuốc không nguồn gốc, thuốc giả lưu thông ra thị trường.Video "Sản xuất thuốc giả thu lợi nhuận gấp hàng trăm lần sản xuất ma túy". Nguồn: VTC14.
Trung tâm Thương mại Dược phẩm và trang thiết bị y tế - số 134/1 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM, nơi “mệnh danh” chợ thuốc bán sỉ lớn nhất Sài Gòn, hàng ngày vẫn hoạt động hết sức nhộn nhịp, không kém gì những khu chợ trời. Theo Dược sĩ Đỗ Văn Dũng - Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP.HCM chia sẻ trên Báo Người Tiêu Dùng, việc tồn tại những nơi mua bán tập trung như chợ thuốc gây nhiều quan ngại.
Ông Dũng cho biết: “Nếu quản lý không tốt thì lo ngại nhất là vấn đề chuyên môn. Địa điểm mua bán tập trung tạo cơ hội để thuốc không rõ nguồn gốc, nghĩa là thuốc giả, thuốc lên đời, thuốc nhái được lưu thông với số lượng lớn và đi khắp nơi”. Ông Dũng nhìn nhận, từ “chợ thuốc”, khả năng thuốc không rõ nguồn gốc tỏa đi từng ngõ ngách, đến tay người dân, là nỗi “đau đầu” lâu nay của ngành y tế.
Hình thành từ năm 2007 với diện tích khoảng 14.000m2, chợ thuốc tây sỉ lớn nhất Sài Gòn được chia làm nhiều khu với khoảng 270 quầy thuốc của gần 150 công ty tham gia kinh doanh. Bình quân mỗi ngày, có khoảng 5.000 lượt người vào chợ giao dịch, mua bán.
Bên trong chợ, có hàng trăm gian hàng phân phối thuốc tây, trang thiết bị y tế, nội ngoại nhập… với hàng ngàn chủng loại. Chợ bán giá sỉ và phần lớn khách hàng là các tiệm thuốc tây khắp mọi nơi trong, ngoài TP HCM. Nhiều phòng mạch tư, phòng khám tư cũng nhập thuốc từ chợ sỉ này.
Hàng chục năm qua, vì lợi nhuận khủng mà chợ thuốc bán sỉ lớn nhất Sài Gòn trở thành nơi tập trung, phân phối nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Theo đó, các loại thuốc bán tại chợ này không cần có toa của bác sĩ, nếu mua lẻ. Nếu muốn lấy hàng số lượng lớn, khách cũng chẳng cần trình pháp nhân gì để chứng minh có đủ điều kiện được kinh doanh dược phẩm hay không. Chỉ cần nói miệng mình là chủ tiệm thuốc tây và đưa “toa hàng” liệt kê các sản phẩm thuốc cần mua.
Chợ sỉ thuốc tây Sài Gòn vẫn xảy ra tình trạng thu mua thuốc tây giá rẻ, sắp hết hạn về đóng lại bao bì với nhãn mác hàng nhập ngoại rồi đem tiêu thụ trên thị trường.
Không chỉ mua thuốc mẫu, thuốc gần hết hạn sử dụng, nhiều đầu nậu còn sẵn sàng mua cả thuốc nhái, thuốc giả. Cụ thể, mặt hàng thuốc cảm sốt bị làm nhái nhiều nhất.
Chẳng hạn như Panadol, do Công ty SmithKline, Anh, nhượng quyền sản xuất cho Công ty liên doanh dược phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam, đã bị làm nhái dưới cái tên ... gần giống. Hay như viên Decolgen trị cảm, sổ mũi, Alaxan kháng viêm, giảm đau, hạ sốt của United Pharma Việt Nam, bị làm nhái thành Deogen, Prolaxan.
Hàng loạt thuốc giảm đau, kháng viêm không có số đăng ký, không hóa đơn chứng từ. Trong đó có cả thuốc giảm đau Tradolgesic chứa chất gây nghiện đã bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện khi tiến hành kiểm tra chợ thuốc sỉ lớn nhất nước này.
Theo Báo Phụ nữ, đầu năm 2017, Sở Y tế đã có công văn chuyển hồ sơ vụ việc kinh doanh thuốc Prednisolon 5mg giả của Công ty Thiện Duy tại chợ thuốc này cho Công an TP.HCM. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận từ cơ quan chức năng.
Một chuyên gia lĩnh vực dược cho rằng, công tác quản lý lỏng lẻo tại chợ thuốc này đã tạo cơ hội cho thuốc không nguồn gốc, thuốc giả lưu thông ra thị trường.
Video "Sản xuất thuốc giả thu lợi nhuận gấp hàng trăm lần sản xuất ma túy". Nguồn: VTC14.