Gần đây thời tiết bắt đầu trở lạnh hơn nên một nồi lẩu ấm cúng ngồi quây quần tám chuyện cùng bạn bè, người thân sẽ là sự lựa chọn lý tưởng vào buổi tối.
Nhưng trước khi có ý định ăn lẩu vào ngày lạnh, bạn nên thuộc nằm lòng những điều tối kỵ dưới đây để bảo vệ sức khỏe an toàn.
Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc
Lẩu chua cay thường dễ gây toát mồ hôi khi ăn nên nhiều người thường uống thêm nước lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người.
Tuy nhiên, cách ăn này lại dễ gây hại tới đường ruột và dạ dày. Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giảm thời lượng làm việc của men tiêu hóa, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Lẩu bò không ăn kèm mồng tơi
Rất nhiều người thích ăn mồng tơi khi ăn lẩu, nhưng kết hợp 2 thứ này lại với nhau sẽ khiến bạn rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.
Lẩu hải sản không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C
Tuyệt đối không ăn lẩu hải sản cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, khoai lang... vì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Không ăn quá nhanh
Nhiệt độ bình thường của trà và các món ăn nóng sẽ dao động ở khoảng 35 - 40 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước lẩu đang sôi sùng sục lại có thể chạm mức tới 110 độ C.
Chính vì vậy, các nguyên liệu vừa mới vớt ra khỏi nồi lẩu thường rất nóng. Nếu ngay lập tức cho vào miệng thì chắc chắn sẽ làm tổn thương màng nhầy của đường tiêu hóa và khoang miệng.
Hậu quả là dễ gây viêm loét dạ dày nên bạn cần chú ý đợi nguội hoặc chấm chút gia vị rồi mới ăn nhé!
Không ngồi ăn quá lâu
Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng rau và thịt. Lúc này, hàm lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu sẽ tiết ra rất nhiều nên bạn cần chú ý không nên ngồi ăn lẩu quá lâu.
Nếu cứ vui miệng mà ăn lẩu ở phần nước cuối này sẽ làm tăng axit uric trong máu và dễ gây ra bệnh gout (gút).