Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều
Theo PGS TS Phạm Văn Hoan - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ăn lẩu sai cách có thể khiến chúng ta rước bệnh vào người.
Chúng ta thường có thói quen ngồi lai rai bên nồi lẩu, vừa ăn vừa trò chuyện, tán gẫu. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trong vài tiếng đồng hồ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục bởi các dịch vị dạ dày, dịch mật, tuy phải tiết ra nhiều, liên tục để xử lý lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Do đó, ăn lâu dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa...
Ngoài ra, ăn quá lâu cũng làm tăng lượng cholesterol trong máu.
Bạn chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại và không nên ăn quá 1 lần/tuần.
|
Ảnh minh họa. |
Để nước lẩu quá lâu
Ăn lẩu trong thời gian dài và để nước đun quá lâu khiến hàm lượng nitric tăng cao. Ngoài ra, các vitamin, dinh dưỡng cũng bị phân hủy, chất béo cũng bão hòa, gây hại cho cơ thể.
Để đảm bảo hương vị và an toàn cho cơ thể, tốt bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút.
Ăn lẩu quá nóng
Lẩu là món ăn nóng, đặc biệt thích hợp trong những ngày trời lạnh. Tuy nhiên, việc ăn lẩu quá nóng có thể khiến bạn gặp phải nhiều rắc rối.
Thức ăn vừa được gắp ra từ nổi lẩu sôi sùng sục rất dễ làm thổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.
Ngoài ra, các loại lẩu cay kèm với nhiệt độ cao sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên gắp đồ ăn từ nồi lẩu ra bát và để nguội bớt rồi mới thưởng thức.
Ăn lẩu tái
Khi ăn lẩu, nhiều người có thói quen chỉ nhúng cho các loại thịt chín tái vì cho rằng đồ tái sẽ ngọt hơn, nhiều dinh dưỡng hơn. Theo các chuyên gia, đây là thói quen nguy hiểm. Bởi đồ ăn chưa chính có thể chứa nhiều vi khuẩn và khí sinh trùng, cực kỳ nguy hải cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, các loại nội tạng động vật thì càng nên nấu chín kỹ.