Nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “nặng mùi” và cách khắc phục

Google News

 Nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “nặng mùi” thường do thói quen ngủ ngáy, khô miệng hay vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Để khắc phục hôi miệng khi thức giấc, hãy thực hiện một số cách sau.

Một số thói quen hàng ngày của bạn có thể là nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “nặng mùi”.
Dưới đây là các nguyên nhân khiến bạn hôi miệng buổi sáng
Vệ sinh răng miệng: Thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hơi thở thơm tho. Quên đánh răng trước khi ngủ cùng với các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia cũng gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở vào sáng sớm.
Nguyen nhan khien hoi tho buoi sang “nang mui” va cach khac phuc
 
Khô miệng: Nước bọt rửa sạch vi khuẩn gây hôi miệng và vì khi ngủ chúng ta tiết ít nước bọt nên nhiều người thường thức dậy với mùi hơi thở khó chịu.
Một số loại thực phẩm: Thói quen ăn uống của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở. Các thực phẩm như hành và tỏi chính là nguyên nhân gây ra hơi thở bốc mùi vào buổi sáng.
Một số tình trạng sức khỏe: Nhiều người bị trào ngược axit, một tình trạng gây trào ngược các chất trong dạ dày, thường bị hôi miệng. Vì vậy, bạn hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe để chấm dứt tình trạng này.
Sau đây là cách khắc phục hôi miệng vào buổi sáng:
1. Không nên sử dụng nước súc miệng sau mỗi lần chải răng
Mặc dù đúng là nước súc miệng sẽ làm cho hơi thở thơm tho trong một thời gian ngắn, nhưng nó cũng có thể khiến bạn bị khô miệng. Hầu hết các loại nước súc miệng đều chứa cồn và nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt tự nhiên của miệng bạn. Vì cơ thể thường tiết ra ít nước bọt vào ban đêm, các tế bào chết tích tụ trên lưỡi và nướu răng không được loại bỏ và khiến bạn thức dậy với hơi thở có mùi.
2. Đừng ngủ há miệng
Nguyen nhan khien hoi tho buoi sang “nang mui” va cach khac phuc-Hinh-2
 
Nhiều người trong chúng ta thở bằng miệng khi ngủ và điều này cũng có thể gây khô miệng và khuyến khích vi khuẩn định cư. Trên thực tế, thở bằng miệng thậm chí có thể dẫn đến sâu răng và chảy máu nướu răng, ngoài ra còn gây hôi miệng mãn tính. Điều này xảy ra bởi vì khi chúng ta thở bằng miệng, nó ảnh hưởng đến sự cân bằng pH trong miệng và thay đổi các loại vi khuẩn trong môi trường miệng của chúng ta. Một số nha sĩ thậm chí còn đề xuất việc dán miệng khi ngủ như một cách để giải quyết vấn đề này.
3. Súc miệng bằng dầu ăn
Nguyen nhan khien hoi tho buoi sang “nang mui” va cach khac phuc-Hinh-3
 
Phương pháp làm thơm miệng này có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được chứng minh là có thể làm trắng răng và cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn. Lấy một thìa dầu và súc miệng trong vòng 15-20 phút. Vi khuẩn gây hôi miệng bám vào dầu và hòa tan trong đó. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại dầu nào mà bạn muốn như dầu dừa hoặc dầu ô liu.

Mời độc giả theo dõi video "Ngôi làng mang mùi vị của Tết". Nguồn: VTV24.

4. Hãy cẩn thận với cà phê
Nguyen nhan khien hoi tho buoi sang “nang mui” va cach khac phuc-Hinh-4
 
Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân khiến hơi thở buổi sáng “bốc mùi”. Cà phê có tác dụng làm khô, khiến cơ thể tiết ít nước bọt hơn. Nhiều người hay thêm sữa hoặc kem vào cà phê và các sản phẩm từ sữa thường gây hôi miệng.
5. Đừng quên chải lưỡi
Nguyen nhan khien hoi tho buoi sang “nang mui” va cach khac phuc-Hinh-5
 
Giống như răng, lưỡi của bạn cũng có thể chứa vi khuẩn khiến hơi thở có mùi. Nếu bạn không chải lưỡi, vi khuẩn trong miệng sẽ sinh sôi, khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi. Bạn không nhất thiết phải dùng cạo lưỡi mà có thể dùng bàn chải đánh răng lông mềm thông thường làm sạch lưỡi.
6. Để ý cách bạn thở
Nguyen nhan khien hoi tho buoi sang “nang mui” va cach khac phuc-Hinh-6
 
Bạn thậm chí có thể không nhận ra rằng mình đang thở bằng miệng suốt cả ngày, nhưng thói quen này có thể khiến hơi thở của bạn có mùi. Mặc dù cơ thể thường tiết ra nhiều nước bọt hơn trong ngày, nhưng thở bằng miệng vẫn sẽ làm khô môi trường miệng của bạn. Ngoài việc hôi miệng, thói quen này có thể dẫn đến nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như sâu răng và nhiễm trùng tai.
Thảo Nguyên (Theo BS)

>> xem thêm

Bình luận(0)