Da đầu: Dù gội đầu thường xuyên nhưng chưa chắc da đầu của chúng ta đã được sạch hoàn toàn. Thứ nhất là do chúng liên tục tiết dầu nhờn, thứ hai các tác nhân môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm... chính là những điều kiện làm da dầu và cả tóc dễ bị bẩn. Do vậy, khi gội đầu, bạn nên xoa bóp bằng nước ấm để tăng lưu lượng máu giúp thư giãn và loại bỏ phần da chết, dầu thừa.Lưng: Là bộ phận cơ thể nằm khuất nên dù có tắm thật kĩ nhưng lưng vẫn không thể nào được chà sạch. Những tế bào chết hay chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lưng có thể gây ra nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Bạn có thể dùng bọt biển để chà xát nhẹ nhàng phần lưng khi tắm.Phần kẽ móng tay: Rửa tay thường xuyên là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách ở móng tay, đặc biệt là phần bên dưới móng. Bởi thế, khi vệ sinh tay bạn hãy nhớ làm sạch "từ gốc đến ngọn" để ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể.Khu vực đằng sau tai: Khi vực này thường tiết ra nhiều mồ hôi nên sẽ ẩm và có độ nhờn. Thêm vào đó, với hình dạng lõm nên chúng dễ tích tụ lại bụi bẩn mà khi tắm chúng ta không vệ sinh kĩ.Bàn chân và ngón chân: Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.Lỗ rốn: Quần áo hở bụng, khoe rốn có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ vào khi vực này. Với kết cấu sâu và nhỏ, lỗ rốn là bộ phận mà chúng ta thường hay quên vệ sinh trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng tăm bông có ngâm nước ấm để làm sạch lỗ rốn khoảng 3 lần/tuần. Tuy nhiên nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì khi bị tác động mạnh chúng dễ gây ra đau bụng.Lưỡi: Vùng lưỡi có cấu tạo phức tạp nên vi khuẩn hoặc thức ăn thừa sẽ dễ tích tụ lại khiến hơi thở bốc mùi, thậm chí là hư hại răng. Do vậy, nên chú ý chà sạch lưỡi nhẹ nhàng khi chải răng.Vùng gáy: Chúng ta thường chỉ chú ý đến việc vệ sinh ở phía trước cổ, còn đằng sau cổ (gáy) thì lại ít quan tâm đến. Tuy nhiên, khi bạn vận động ra mồ hôi hay xõa tóc thì vi khuẩn sẽ phát triển tại vùng gáy nhiều hơn. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng gáy mỗi khi tắm.Khuỷu tay: Bộ phận này thường sẫm màu do những tế bào da khô, vảy bong tróc ở khu vực này không được làm sạch thường xuyên. Thêm vào đó, thói quen chống tay lên bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn... cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào khuỷu tay. Bạn có thể bị viêm mô da nếu bạn không vệ sinh chúng kĩ lưỡng. Ảnh: Shutterstock.Video "7 công dụng làm đẹp của bàn chải đánh răng". Nguồn: VTC.
Da đầu: Dù gội đầu thường xuyên nhưng chưa chắc da đầu của chúng ta đã được sạch hoàn toàn. Thứ nhất là do chúng liên tục tiết dầu nhờn, thứ hai các tác nhân môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm... chính là những điều kiện làm da dầu và cả tóc dễ bị bẩn. Do vậy, khi gội đầu, bạn nên xoa bóp bằng nước ấm để tăng lưu lượng máu giúp thư giãn và loại bỏ phần da chết, dầu thừa.
Lưng: Là bộ phận cơ thể nằm khuất nên dù có tắm thật kĩ nhưng lưng vẫn không thể nào được chà sạch. Những tế bào chết hay chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lưng có thể gây ra nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Bạn có thể dùng bọt biển để chà xát nhẹ nhàng phần lưng khi tắm.
Phần kẽ móng tay: Rửa tay thường xuyên là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách ở móng tay, đặc biệt là phần bên dưới móng. Bởi thế, khi vệ sinh tay bạn hãy nhớ làm sạch "từ gốc đến ngọn" để ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể.
Khu vực đằng sau tai: Khi vực này thường tiết ra nhiều mồ hôi nên sẽ ẩm và có độ nhờn. Thêm vào đó, với hình dạng lõm nên chúng dễ tích tụ lại bụi bẩn mà khi tắm chúng ta không vệ sinh kĩ.
Bàn chân và ngón chân: Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
Lỗ rốn: Quần áo hở bụng, khoe rốn có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ vào khi vực này. Với kết cấu sâu và nhỏ, lỗ rốn là bộ phận mà chúng ta thường hay quên vệ sinh trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng tăm bông có ngâm nước ấm để làm sạch lỗ rốn khoảng 3 lần/tuần. Tuy nhiên nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì khi bị tác động mạnh chúng dễ gây ra đau bụng.
Lưỡi: Vùng lưỡi có cấu tạo phức tạp nên vi khuẩn hoặc thức ăn thừa sẽ dễ tích tụ lại khiến hơi thở bốc mùi, thậm chí là hư hại răng. Do vậy, nên chú ý chà sạch lưỡi nhẹ nhàng khi chải răng.
Vùng gáy: Chúng ta thường chỉ chú ý đến việc vệ sinh ở phía trước cổ, còn đằng sau cổ (gáy) thì lại ít quan tâm đến. Tuy nhiên, khi bạn vận động ra mồ hôi hay xõa tóc thì vi khuẩn sẽ phát triển tại vùng gáy nhiều hơn. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng gáy mỗi khi tắm.
Khuỷu tay: Bộ phận này thường sẫm màu do những tế bào da khô, vảy bong tróc ở khu vực này không được làm sạch thường xuyên. Thêm vào đó, thói quen chống tay lên bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn... cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào khuỷu tay. Bạn có thể bị viêm mô da nếu bạn không vệ sinh chúng kĩ lưỡng. Ảnh: Shutterstock.
Video "7 công dụng làm đẹp của bàn chải đánh răng". Nguồn: VTC.