Người thiếu máu, thiếu sắt chỉ bổ sung viên chứa sắt có đủ không?

Google News

Theo Viện Dinh dưỡng và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam là 28,8% - 36,5%. Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là thiếu sắt.

Đây là thông tin được PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia trình bày tại buổi tập huấn: “Sử dụng đúng cách các chế phẩm bổ sung sắt và axit folic” do Hội bác sĩ gia đình TP. Hồ Chí Minh tổ chức cho các nhân viên nhà thuốc sẽ được tổ chức vào ngày mai 12/12.
Trao đổi với phóng viên trước thềm hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, thiếu máu, thiếu sắt bắt nguồn từ nguyên nhân chế độ ăn ít chất sắt. Theo đó, mỗi 10 – 20mg chất sắt nạp vào, chỉ có 1mg sắt được hấp thụ. Thêm vào đó, chế độ ăn ít chất sắt càng góp phần dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
Thiếu máu, thiếu sắt cũng có thể gặp ở các giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển, phụ nữ mang thai và cho con bú, nhu cầu sắt tăng và sản xuất hồng cầu tăng.
“Tình trạng này còn có nguyên nhân khi gặp các bất thường đường tiêu hóa hoặc một số loại thuốc uống tác động đường tiêu hóa cũng có thể làm thay đổi sự hấp thu sắt và dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, mất máu cũng khiến người bình thường thiếu sắt. Những trường hợp mất máu là do chảy máu đường ruột, chảy máu kinh nguyệt hoặc chấn thương”, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm bày tỏ.
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho hay, mỗi người có thể có các dấu hiệu khác nhau. Nhưng nếu gặp phải các dấu hiệu: da nhợt nhạt, thiếu sắc; hay cáu gắt; thiếu năng lượng hoặc mệt mỏi; tăng nhịp tim… thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Bởi, nếu không điều trị thiếu máu thiếu sắt, trẻ có thể sẽ chậm phát triển tâm thần vận động, giảm tập trung, nhanh nhẹn và ảnh hưởng đến học tập. Đối với thai phụ, thiếu máu có thể làm cho mẹ dễ bị sẩy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, con sinh ra bị nhẹ cân, non tháng...
Để khắc phục tình trạng này, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo, mọi người (nhất là phụ nữ có thai và trẻ em) có thể ăn thực phẩm giàu chất sắt. Theo đó, các thực phẩm giàu chất sắt gồm thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…), gan và các loại nội tạng khác; gia cầm (gà, vịt); thủy hải sản (tôm, cua, sò, cá mòi, cá cơm); rau (bông cải xanh, cải xoăn…); các loại đậu (đậu xanh, đậu Hà Lan…), bánh mì nguyên cám, trứng, nho khô…
Ngoài ra, có thể dùng thêm viên bổ sung sắt có thành phần là sắt gluconate (thuộc nhóm sắt hữu cơ) hàm lượng 250mg vì chất này thường được hấp thu nhanh chóng qua ruột và ít gây táo bón. Ngoài ra, để tăng hiệu quả tối ưu, sản phẩm còn có các thành phần khác như vitamin B12, vitamin C, sorbitol, đồng, mangan, axít folic (vitamin B9)… và có mùi thơm chocolate, tránh mùi tanh của sắt.
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm cũng đưa ra dẫn chứng từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã thống kê cho thấy, nhu cầu sắt của phụ nữ có thai cần 27mg/ngày; Nữ (14 – 18 tuổi) cần 15mg/ngày; Nữ (19 – 50 tuổi) cần 18mg/ngày. Nếu viên bổ sung chỉ có thành phần sắt đơn thuần, cơ thể có khả năng không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết.
Theo N. Huyền/ Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)