Chảy máu trong: Chảy máu trong do chấn thương hoặc do bệnh dạ dày ruột có thể gây thiếu máu. Các bệnh như viêm loét dạ dày, trĩ, ung thư, hoặc vật thể lạ trong cơ thể, nếu không điều trị kịp thời cũng có thể gây thiếu máu.Các loại thuốc: Nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để đối phó với các cơn đau đầu, đau cơ. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể tổn thương thành dạ dày, làm tăng nguy cơ chảy máu trong dẫn đến thiếu máu.Kinh nguyệt và sinh nở: Ở một số phụ nữ, kinh nguyệt, thai kì và sinh nở có thể gây thiếu máu. Kinh nguyệt quá nhiều có thể gây giảm hồng cầu trong thời gian ngắn. Thai nhi cũng có thể làm giảm lượng sắt dự trữ của người mẹ. Chảy máu nhiều trong khi sinh nở cũng có thể tác động xấu đến lượng hồng cầu.Thiếu sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Bạn có thể bổ sung sắt bằng cách bổ sung rau xanh, các loại thịt giàu sắt, hoặc sử dụng viên bổ sung sắt. Chất sắt từ nguồn động vật dễ hấp thu hơn sắt từ nguồn thực vật.Thiếu vitamin: Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu ác tính - một bệnh tự miễn. Bệnh này thường do chế độ ăn thiếu vitamin B, hoặc do cơ thể mắc các bệnh về tiêu hóa dẫn đến không thể hấp thu các vitamin từ thực phẩm.Bệnh thận mãn tính: Những người mắc bệnh thận thường bị thiếu máu do thận bị tổn thương không sản sinh đủ hormone erythropoietin. Đây là hormone thúc đẩy tủy xương sản sinh hồng cầu, do đó thiếu erythropoietin có thể gây thiếu máu. Dạng thiếu máu này thường dẫn đến các biến chứng tim và cơ bắp.Các bệnh khác: Các bệnh ảnh hưởng đến sự sản sinh hồng cầu bao gồm tiểu đường, HIV/AIDS, lupus và các dạng nhiễm khuẩn khác. Các bệnh do viêm như viêm khớp cũng có thể gây thiếu máu.
Chảy máu trong: Chảy máu trong do chấn thương hoặc do bệnh dạ dày ruột có thể gây thiếu máu. Các bệnh như viêm loét dạ dày, trĩ, ung thư, hoặc vật thể lạ trong cơ thể, nếu không điều trị kịp thời cũng có thể gây thiếu máu.
Các loại thuốc: Nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để đối phó với các cơn đau đầu, đau cơ. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể tổn thương thành dạ dày, làm tăng nguy cơ chảy máu trong dẫn đến thiếu máu.
Kinh nguyệt và sinh nở: Ở một số phụ nữ, kinh nguyệt, thai kì và sinh nở có thể gây thiếu máu. Kinh nguyệt quá nhiều có thể gây giảm hồng cầu trong thời gian ngắn. Thai nhi cũng có thể làm giảm lượng sắt dự trữ của người mẹ. Chảy máu nhiều trong khi sinh nở cũng có thể tác động xấu đến lượng hồng cầu.
Thiếu sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất. Bạn có thể bổ sung sắt bằng cách bổ sung rau xanh, các loại thịt giàu sắt, hoặc sử dụng viên bổ sung sắt. Chất sắt từ nguồn động vật dễ hấp thu hơn sắt từ nguồn thực vật.
Thiếu vitamin: Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu ác tính - một bệnh tự miễn. Bệnh này thường do chế độ ăn thiếu vitamin B, hoặc do cơ thể mắc các bệnh về tiêu hóa dẫn đến không thể hấp thu các vitamin từ thực phẩm.
Bệnh thận mãn tính: Những người mắc bệnh thận thường bị thiếu máu do thận bị tổn thương không sản sinh đủ hormone erythropoietin. Đây là hormone thúc đẩy tủy xương sản sinh hồng cầu, do đó thiếu erythropoietin có thể gây thiếu máu. Dạng thiếu máu này thường dẫn đến các biến chứng tim và cơ bắp.
Các bệnh khác: Các bệnh ảnh hưởng đến sự sản sinh hồng cầu bao gồm tiểu đường, HIV/AIDS, lupus và các dạng nhiễm khuẩn khác. Các bệnh do viêm như viêm khớp cũng có thể gây thiếu máu.