Cô Tôn 39 tuổi, ở Cáp Nhĩ Tân, cao 1,6m và cơ thể chỉ nặng 45kg. Trong mắt mọi người, thân hình của cô rất thon thả, nhưng cô Tô vẫn chưa hài lòng. Sau khi sinh con thứ 2, phần bụng dưới của cô Tôn giảm đi không nhiều, điều này khiến cô rất khó chịu. Thời gian gần đây, cô Tô đã tập thể dục để giảm cân. Một ngày cách đây nửa tháng, sau khi ăn cơm tối xong, nghỉ ngơi chưa đầy 20 phút, cô Tôn không thể chờ được lâu hơn, nên bắt đầu bật TV để tập thể dục nhịp điệu giảm cân.
Do bữa tối ăn quá no, dẫn đến vận động không được thoái mái, nhưng cô Tôn vẫn nghiến răng kiên trì tập luyện hơn nửa tiếng đồng hồ. Bởi vì vận động quá mạnh, nghỉ ngơi không lâu, cô Tôn có triệu chứng đau bụng, mồ hôi chảy đầm đìa. Mặc dù cô Tôn đã thử nhiều phương pháp chườm nóng, nhưng tình trạng đau bụng không thuyên giảm, ngược lại ngày càng đau dữ dội hơn.
Vào sáng sớm ngày hôm sau, cô Tôn đã đến Khoa Phẫu thuật tổng hợp của Bệnh viện thứ tư thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân. Vào thời điểm đó, bác sĩ Tạ Xuân là người trực tiếp kiểm tra cho cô Tôn, đồng thời lập tức sắp xếp cho cô Tôn chụp CT và siêu âm phần bụng, nghi ngờ vấn đề nằm ở ruột non.
Bác sĩ Tạ Xuân nói: “Phần ruột non bị xoắn lại đến phần hồi tràng hoặc đại tràng sigma, khu vực này bên trong đường ruột bị biến đổi, và ruột non phát sinh sác xuất tương đối thấp. Sau khi ăn no vận động mạnh, gây xoắn ruột cấp tính xảy ra tương đối lớn. Do từ khi phát bệnh đến khi hội chẩn đã vượt quá 8 tiếng, lúc này rất có thể đã khiến ruột non bị hoại tử. Nếu không kịp thời phẫu thuật, một khi ruột non bị thủng, bệnh nhân rất có thể vì sốc nhiễm trùng, gây nguy hiểm đến tính mạng”.
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng các điều kiện trước phẫu thuật, bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho cô Tôn. Trong quá trình phẫu thuật, phát hiện thấy hồi tràng đã bị xoắn và dính chặt, ruột non bị hoại tử khoảng 30cm, sau khi cắt bỏ phần ruột hoại tử, ca phẫu thuật kết thúc thuận lợi. Trước mắt, cô Tôn đã hồi phục sức khỏe.
|
Tập thể dục sau khi ăn no rất dễ bị hoại tử vì xoắn ống ruột. (Ảnh minh họa) |
Bác sĩ Đàm Cương, Giám đốc Bệnh viện thứ tư Đại học Y Cáp Nhĩ Tân nhắc nhở rằng đối với những người có thân hình gầy gò, sau khi ăn no không nên tập luyện quá mạnh, dễ xuất hiện hoại tử sau khi xoắn ống ruột. Tốt nhất nên nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng sau ăn, tập luyện vừa phải.
Một số sai lầm khi tập thể dục gây hại sức khỏe
Tập thể dục quá sớm: Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, mặt trời chưa kịp hé, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể bạn. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể bạn gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể.
Tập thể dục trước khi ngủ: Tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt bạn tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm cho bạn khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc.
Tập thể dục quá sức: Dù do bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Mỗi ngày nên tập luyện tối đa 60 phút.
Tập thể dục khi bụng đói: Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập kuyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không ăn quá no, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.
Tập thể dục sau khi ăn no: Khi bạn ăn no, lúc này máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, lâu dài gây viêm loét dạ dày, xoắn ruột.
Tập thể dục khi bị bệnh: Tập thể dục khi bạn đang bị sốt, hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy mũi mước là điều rất nguy hiểm. Nếu tập tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến bạn bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.