Tiểu Ou sinh ra trong gia đình nghèo. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Tiểu Ou tạo dựng cơ nghiệp ở thành phố lớn. Thời gian dài xa quê, lần này Tiểu Ou sắp xếp về thăm bố mẹ. Sau cái ôm xiết lúc gặp mặt, Tiểu Ou nhận thấy sự bất thường của bố mẹ. Cụ thể, anh thấy cơ thể hai đấng sinh thành khá “nặng mùi”. Ngay cả khi ông bà vừa tắm, Tiểu Ou vẫn cảm nhận mùi này rõ rệt. (Ảnh: Ifeng)Tiểu Ou hỏi bác sĩ về tình trạng mùi cơ thể của bố mẹ thì được giải thích, “ mùi người già” là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi lớn tuổi, quá trình trao đổi chất chậm lại, khó đào thải độc tố, chất thải trong cơ thể. (Ảnh: Ifeng)Nồng độ 2-nonal trong cơ thể càng cao thì “mùi người già” càng đặc trưng. Ngược lại, nồng độ 2-nonal càng thấp thì mùi cơ thể sẽ dễ chịu hơn. Ảnh: Boldsky.Bên cạnh đó, người già ít vận động, lượng mồ hôi tiết ra cũng ít khiến khả năng đào thải độc tố bị hạn chế, cơ thể càng nặng mùi. Là hiện tượng sinh lý bình thường song “mùi người già” đôi khi chỉ ra dấu hiệu bệnh hiểm dưới đây. (Ảnh: Ifeng)Bệnh nha chu. Mắc bệnh nha chu, kẽ hở giữa các răng ngày càng lớn. Điều này tạo cơ hội cho cặn thức ăn dễ đọng lại. Theo thời gian, vi khuẩn trong miệng lên men, phân hủy thực phẩm gây nên mùi hôi. (Ảnh: Suckhoedoisong)Bệnh thận. Người mắc bệnh thận mãn tính, suy thận, nhiễm độc niệu... chức năng thận suy giảm. Thận không thực hiện đúng chức năng, chất độc sẽ tích tụ và tạo mùi. Trường hợp suy thận, urê không đào thải ra ngoài theo đường tiểu tiện sẽ bài tiết qua đường mồ hôi, gây nên hiện tượng nặng mùi. (Ảnh minh họa)Bệnh tiểu đường. Mắc bệnh tiểu đường, cơ thể đối diện tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose, không thể phân hủy glucose bình thường mà chỉ có thể cung cấp năng lượng bằng cách phân hủy chất béo và chất đạm. Chất béo phân hủy sản sinh thể xeton, khiến cơ thể có mùi táo thối đặc trưng. (Ảnh minh họa)Bệnh đường hô hấp. Người cao tuổi mắc các bệnh về đường hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng, hen suyễn... đờm tiết ra sẽ có mùi hôi. Người cao tuổi có thói quen uống rượu, hút thuốc lá thì mùi hôi càng dễ nhận biết. (Ảnh minh họa)Để giảm “mùi người già”, người cao tuổi nên điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể, nên hạn chế các thực phẩm gây mùi mạnh như tỏi tây, hành tây, tỏi, cà ri, kiểm soát lượng thịt, thịt đỏ... Bên cạnh đó, cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu, đường và cay. Thành phần này có thể kích thích tiết dầu, làm tăng mùi cơ thể. (Ảnh: Soyte)Thay vào đó, nên tăng cường rau xanh và các loại trái cây như cà chua, dưa chuột, cải xoăn, ớt ngọt... Đây là những thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E có thể loại bỏ các gốc tự do, tăng tốc độ trao đổi chất. (Ảnh: Suckhoedoisong)Tích cực vệ sinh cá nhân cũng giúp giảm bớt “mùi người già”. Khi tắm, nên chú ý những vị trí tiết nhiều mồ hôi, tích mùi như bẹn, cổ, sau tai và mặt. Nếu có thể, người già nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Kem dưỡng ẩm giúp duy trì tình trạng cân bằng nước và dầu trên da. (Ảnh: Rehabmart)Đặc biệt, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng sau bữa ăn, loại bỏ thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng. Ảnh: Boldsky.
Mời độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT)
Tiểu Ou sinh ra trong gia đình nghèo. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Tiểu Ou tạo dựng cơ nghiệp ở thành phố lớn. Thời gian dài xa quê, lần này Tiểu Ou sắp xếp về thăm bố mẹ. Sau cái ôm xiết lúc gặp mặt, Tiểu Ou nhận thấy sự bất thường của bố mẹ. Cụ thể, anh thấy cơ thể hai đấng sinh thành khá “nặng mùi”. Ngay cả khi ông bà vừa tắm, Tiểu Ou vẫn cảm nhận mùi này rõ rệt. (Ảnh: Ifeng)
Tiểu Ou hỏi bác sĩ về tình trạng mùi cơ thể của bố mẹ thì được giải thích, “ mùi người già” là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi lớn tuổi, quá trình trao đổi chất chậm lại, khó đào thải độc tố, chất thải trong cơ thể. (Ảnh: Ifeng)
Nồng độ 2-nonal trong cơ thể càng cao thì “mùi người già” càng đặc trưng. Ngược lại, nồng độ 2-nonal càng thấp thì mùi cơ thể sẽ dễ chịu hơn. Ảnh: Boldsky.
Bên cạnh đó, người già ít vận động, lượng mồ hôi tiết ra cũng ít khiến khả năng đào thải độc tố bị hạn chế, cơ thể càng nặng mùi. Là hiện tượng sinh lý bình thường song “mùi người già” đôi khi chỉ ra dấu hiệu bệnh hiểm dưới đây. (Ảnh: Ifeng)
Bệnh nha chu. Mắc bệnh nha chu, kẽ hở giữa các răng ngày càng lớn. Điều này tạo cơ hội cho cặn thức ăn dễ đọng lại. Theo thời gian, vi khuẩn trong miệng lên men, phân hủy thực phẩm gây nên mùi hôi. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Bệnh thận. Người mắc bệnh thận mãn tính, suy thận, nhiễm độc niệu... chức năng thận suy giảm. Thận không thực hiện đúng chức năng, chất độc sẽ tích tụ và tạo mùi. Trường hợp suy thận, urê không đào thải ra ngoài theo đường tiểu tiện sẽ bài tiết qua đường mồ hôi, gây nên hiện tượng nặng mùi. (Ảnh minh họa)
Bệnh tiểu đường. Mắc bệnh tiểu đường, cơ thể đối diện tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose, không thể phân hủy glucose bình thường mà chỉ có thể cung cấp năng lượng bằng cách phân hủy chất béo và chất đạm. Chất béo phân hủy sản sinh thể xeton, khiến cơ thể có mùi táo thối đặc trưng. (Ảnh minh họa)
Bệnh đường hô hấp. Người cao tuổi mắc các bệnh về đường hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng, hen suyễn... đờm tiết ra sẽ có mùi hôi. Người cao tuổi có thói quen uống rượu, hút thuốc lá thì mùi hôi càng dễ nhận biết. (Ảnh minh họa)
Để giảm “mùi người già”, người cao tuổi nên điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể, nên hạn chế các thực phẩm gây mùi mạnh như tỏi tây, hành tây, tỏi, cà ri, kiểm soát lượng thịt, thịt đỏ... Bên cạnh đó, cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu, đường và cay. Thành phần này có thể kích thích tiết dầu, làm tăng mùi cơ thể. (Ảnh: Soyte)
Thay vào đó, nên tăng cường rau xanh và các loại trái cây như cà chua, dưa chuột, cải xoăn, ớt ngọt... Đây là những thực phẩm giàu vitamin C và vitamin E có thể loại bỏ các gốc tự do, tăng tốc độ trao đổi chất. (Ảnh: Suckhoedoisong)
Tích cực vệ sinh cá nhân cũng giúp giảm bớt “mùi người già”. Khi tắm, nên chú ý những vị trí tiết nhiều mồ hôi, tích mùi như bẹn, cổ, sau tai và mặt. Nếu có thể, người già nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Kem dưỡng ẩm giúp duy trì tình trạng cân bằng nước và dầu trên da. (Ảnh: Rehabmart)
Đặc biệt, chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng sau bữa ăn, loại bỏ thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng. Ảnh: Boldsky.