Mới đây, tạp chí Y học New England (NEJM) đã công bố kết quả của một nghiên cứu quy mô lớn về tính an toàn của vắc xin Pfizer/BioNTech BNT162B2.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát và so sánh 884.828 người tiêm chủng, phát hiện ra rằng vắc xin Pfizer thực sự có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh như viêm cơ tim, nhưng nó vẫn trong phạm vi rất an toàn.
Kể từ khi các loại vắc xin phòng COVID-19 được phê duyệt, gần 3,4 tỷ liều vắc xin khác nhau đã được tiêm chủng trên toàn thế giới. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với nhiều loại vắc xin khác nhau đã cho thấy vắc xin có hiệu quả và được chấp nhận về độ an toàn, nhưng cũng có một số báo cáo về tác dụng phụ.
Mặt khác, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 có những hạn chế như số lượng đối tượng ít, sức khỏe trung bình cao hơn, cần theo dõi thêm về tính an toàn của vắc xin sau khi đưa ra thị trường.
Tính đến ngày 24/5/2021, gần 5 triệu người ở Israel (55% tổng dân số) đã được tiêm hai liều vắc xin Pfizer, có giá trị nghiên cứu quan trọng. Để đạt được mục tiêu này, Viện Claylet đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard để thực hiện.
Dữ liệu sức khỏe của 884.828 người được tiêm chủng từ 16 tuổi trở lên dùng để đối chiếu cẩn thận với 884.828 người chưa được tiêm chủng dựa trên một tập hợp rộng rãi các thuộc tính xã hội học, địa lý và liên quan đến sức khỏe ở Israel.
Các nhà nghiên cứu dựa trên dữ liệu để so sánh tỷ lệ mắc 25 tác dụng phụ có thể xảy ra trong vòng ba tuần sau khi tiêm liều vắc xin thứ 2. Đồng thời cũng chọn 173.106 người bị nhiễm, so sánh tỷ lệ mắc của 25 tác dụng phụ.
Kết quả cho thấy vắc xin an toàn, 4 trong số 25 tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan nhiều đến việc tiêm phòng.
Trước hết, tiêm vắc xin Pfizer có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim, là 2,7/100.000 người tiêm chủng, tương đương với mức tăng gấp ba lần. Ngoài ra, tiêm chủng cũng có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc các bệnh về hạch bạch huyết, viêm ruột thừa và herpes zoster.
Ngược lại, COVID-19 cũng làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh tim mạch. Cứ 100.000 người mắc thì có 11 trường hợp viêm cơ tim, 166 trường hợp rối loạn nhịp tim (tăng 3,8 lần), 11 trường hợp viêm màng ngoài tim (tăng 5,4 lần), 62 trường hợp thuyên tắc phổi (tăng 12,1 lần) và 25 trường hợp nhồi máu cơ tim (tăng 4,5 lần)...
Trước đây, các thử nghiệm lâm sàng vắc xin Pfizer đã báo cáo các tác dụng phụ liên quan đến bệnh liệt mặt (liệt Bell). Ngoài ra, hai loại vắc xin vectơ adenovirus đã có báo cáo về các trường hợp đông máu bất thường, nhưng tiêm vắc xin Pfizer không mang lại nguy cơ này.
Nhìn chung, nghiên cứu này chỉ ra rằng quả thật vắc xin đã làm tăng tỷ lệ các tác dụng phụ nhất định, bao gồm hầu hết các phản ứng nhẹ và phản ứng nghiêm trọng tương tự như viêm cơ tim.
Thế nhưng, nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng không tiêm vắc xin và nhiễm COVID-19 dẫn đến nhập viện, nhiễm trùng nặng, tử vong, cũng có thể mang lại nhiều biến chứng khác, chẳng hạn như viêm cơ tim. Ngoài các biến chứng, nguy cơ mắc bệnh khác sau khi mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn đáng kể và phổ biến hơn các biến cố bất lợi của vắc xin.
Do đó, dữ liệu được cung cấp trong nghiên cứu này có thể xác nhận rằng, vắc xin là an toàn, việc tiêm vắc xin có lợi hơn rất nhiều các nguy cơ rủi ro, đừng chần chừ mà hãy tiêm phòng COVID-19 ngay khi đến lượt của mình.