Theo quy định của Sở Y tế Hà Nội, hôm nay (05/11) các trạm y tế xã, phường trên địa bàn toàn thành phố bắt đầu tiến hành tiêm chủng lại vắc xin Quinvaxem "5 trong 1". Trong ảnh: Trạm Y tế phường Trung Hòa ngay từ 7h30 sáng đã chuẩn bị mọi điều kiện và cơ sở vật chất, vắc xin để đón các cháu tới tiêm. Theo quy định mới của Bộ Y tế, trong đợt tiêm chùng này, mỗi điểm tiêm chỉ được tiêm tối đa 50 cháu và phải nghỉ theo dõi tại phòng 30 phút sau tiêm. Bác sĩ Lưu Bích Lan, Trạm Trưởng trạm y tế phường Trung Hòa (Đống Đa, Hà Nội), nếu trường hợp xảy sốc phản vệ, trạm y tế có thể xử lý được. Trạm y tế phường cũng đã thành lập một đội cấp cứu cơ động, sẵn sàng xử lý nhanh khi trẻ bị phản ứng sau tiêm hoặc sốc phản vệ. Các y tá nhiệt tình tiếp đón và hướng dẫn phụ huynh khi đưa trẻ đến tiêm Trước khi tiêm ngoài việc tư vấn cho phụ huynh thì các cháu nhỏ phải được khám sáng lọc. Theo quy định thì trẻ đủ điều kiện tiêm phải trên 2 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình khám, nếu cháu nào không đủ điều kiện về sức khỏe bác sĩ có thể hoãn tiêm để đợi đợt sau. Bác sĩ Đào Thị Việt Triều, Trạm Trưởng trạm y tế phường Định Công cho biết, đến 9h sáng nay, trên địa bàn phường đã có 23 bé dưới 1 tuổi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Tuy nhiên, bản thân bác sĩ Triều vẫn thấy áp lực khi tiêm loại vắc xin này. Phòng chờ tiêm tại Trạm Y tế phường Định Công, rất đông trẻ đến đăng ký tiêm vắc xin Quinvaxem. Các bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc tăng cường giám sát an toàn tiêm chủng, chúng tôi cũng kêu gọi người dân hợp tác tốt khi cho con đi tiêm chủng bằng cách thông báo cụ thể với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử dị dứng (nếu có). Anh Nguyễn Huy H. (phường Định Công) cho biết: Chúng tôi có nghe nói về loại vắc xin này đã bị dừng sử dụng một thời gian. Nhưng chúng tôi chỉ là những người lao động nghèo, không có tiền tiêm dịch vụ nên phải tiêm. Chứ thật sự mà nói, tiêm cũng lo mà không tiêm cũng lo. Nhiều trạm y tế còn cẩn thận thông báo về việc tiếp tục sử dụng loại vắc xin này và lên lịch tiêm cụ thể. Theo khảo sát của phóng viên Kiến Thức, trong ngày tiêm đầu tiên các điểm tiêm thuộc các xã ngoại thành và rìa Hà Nội có số lượng trẻ đến tiêm nhiều hơn so với trong nội thành. Đa phần họ là những người lao động, thu nhập thấp.Tư vấn và khám sàng lọc trước khi tiêm là việc làm bắt buộc đối với bất kể điểm tiêm nào. Y tá phụ trách tiêm và những dụng cụ chuẩn bị cho tiêm chủng Theo khảo sát của phóng viên tại một số trạm y tế tại quận Cầu giấy và Thanh Xuân, Hà Đông ... có rất nhiều trạm đã thực hiện tiêm chủng từ ngày 4/11 (trước so với quy định 1 ngày).
Theo quy định của Sở Y tế Hà Nội, hôm nay (05/11) các trạm y tế xã, phường trên địa bàn toàn thành phố bắt đầu tiến hành tiêm chủng lại vắc xin Quinvaxem "5 trong 1". Trong ảnh: Trạm Y tế phường Trung Hòa ngay từ 7h30 sáng đã chuẩn bị mọi điều kiện và cơ sở vật chất, vắc xin để đón các cháu tới tiêm.
Theo quy định mới của Bộ Y tế, trong đợt tiêm chùng này, mỗi điểm tiêm chỉ được tiêm tối đa 50 cháu và phải nghỉ theo dõi tại phòng 30 phút sau tiêm. Bác sĩ Lưu Bích Lan, Trạm Trưởng trạm y tế phường Trung Hòa (Đống Đa, Hà Nội), nếu trường hợp xảy sốc phản vệ, trạm y tế có thể xử lý được. Trạm y tế phường cũng đã thành lập một đội cấp cứu cơ động, sẵn sàng xử lý nhanh khi trẻ bị phản ứng sau tiêm hoặc sốc phản vệ.
Các y tá nhiệt tình tiếp đón và hướng dẫn phụ huynh khi đưa trẻ đến tiêm
Trước khi tiêm ngoài việc tư vấn cho phụ huynh thì các cháu nhỏ phải được khám sáng lọc.
Theo quy định thì trẻ đủ điều kiện tiêm phải trên 2 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình khám, nếu cháu nào không đủ điều kiện về sức khỏe bác sĩ có thể hoãn tiêm để đợi đợt sau. Bác sĩ Đào Thị Việt Triều, Trạm Trưởng trạm y tế phường Định Công cho biết, đến 9h sáng nay, trên địa bàn phường đã có 23 bé dưới 1 tuổi tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Tuy nhiên, bản thân bác sĩ Triều vẫn thấy áp lực khi tiêm loại vắc xin này.
Phòng chờ tiêm tại Trạm Y tế phường Định Công, rất đông trẻ đến đăng ký tiêm vắc xin Quinvaxem. Các bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc tăng cường giám sát an toàn tiêm chủng, chúng tôi cũng kêu gọi người dân hợp tác tốt khi cho con đi tiêm chủng bằng cách thông báo cụ thể với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử dị dứng (nếu có).
Anh Nguyễn Huy H. (phường Định Công) cho biết: Chúng tôi có nghe nói về loại vắc xin này đã bị dừng sử dụng một thời gian. Nhưng chúng tôi chỉ là những người lao động nghèo, không có tiền tiêm dịch vụ nên phải tiêm. Chứ thật sự mà nói, tiêm cũng lo mà không tiêm cũng lo.
Nhiều trạm y tế còn cẩn thận thông báo về việc tiếp tục sử dụng loại vắc xin này và lên lịch tiêm cụ thể. Theo khảo sát của phóng viên Kiến Thức, trong ngày tiêm đầu tiên các điểm tiêm thuộc các xã ngoại thành và rìa Hà Nội có số lượng trẻ đến tiêm nhiều hơn so với trong nội thành. Đa phần họ là những người lao động, thu nhập thấp.
Tư vấn và khám sàng lọc trước khi tiêm là việc làm bắt buộc đối với bất kể điểm tiêm nào.
Y tá phụ trách tiêm và những dụng cụ chuẩn bị cho tiêm chủng
Theo khảo sát của phóng viên tại một số trạm y tế tại quận Cầu giấy và Thanh Xuân, Hà Đông ... có rất nhiều trạm đã thực hiện tiêm chủng từ ngày 4/11 (trước so với quy định 1 ngày).