Mới tháng 3/2018, ba người ở Nghệ An đã được xác định tử vong sau khi uống rượu ngâm có chất kịch độc từ cây lá ngón. Cơ quan chức năng nhận định, do gia đình ngâm rượu nhầm cây lá ngón nên dẫn đến vụ ngộ độc thương tâm trên.Theo đó, chất độc dẫn đến cái chết của 3 người sau khi uống rượu là chất Koumin. Đây là hợp chất có trong cây lá ngón, một chất kịch độc dẫn đến chết người. Cây lá ngón còn được gọi với nhiều tên gọi khác như câu vẫn, đoạn trường thảo. Cây sống chủ yếu ở các huyện vùng núi phía Tây Nghệ An.Có đặc điểm bên ngoài và mùi giống hệt nhân sâm, nhất là khi ngâm rượu, nhiều người đã trồng và lấy củ thương lục ngâm rượu mà không biết rằng loại củ này rất độc.Không ít gia đình ngộ nhận cây thương lục là sâm quý nên gây giống trồng để lấy củ ngâm rượu uống. Thế nhưng, rất nhiều người đã ngộ độc loài cây này. Các nhà khoa học, bác sĩ đông y đã lên tiếng cảnh báo về loại cây này. Dù là cây thuốc nhưng nó lại rất độc.Theo các sách đông y, thương lục là loài cây có độc ở tất cả các bộ phận, từ củ, thân, lá và hoa. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy các loại chất độc, đắng gọi là phytolaccatoxin.Đây là cây thuốc chứa độc nên khi sử dụng bài thuốc có cây thương cần theo sự chỉ định của bác sĩ đông y về liều lượng thích hợp để tránh ngộ độc.Kinh nghiệm dân gian, củ ấu tẩu ngâm rượu dùng để xoa bóp chữa bệnh đau cơ, xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng có thể uống một tí rượu ngâm ấu tẩu. Quan niệm này là sai lầm, vì ấu tẩu có độc tính cao, sau khi uống sẽ gây co thắt đường hô hấp, suy hô hấp có thể dẫn đến chết người.Thành phần hóa học của ấu tẩu chủ yếu là aconitin, có độc tính cao, thuộc loại thuốc độc bảng A. Chỉ cần một liều 0,02 – 0,05 mg cho 1 kg thể trọng là có thể gây chết người.Cây anh túc (hay cây thuốc phiện) được xem là một loại dược liệu. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.Tuy nhiên, việc sử dụng loại rượu này liên tục, trong một thời gian dài sẽ khiến người sử dụng có khả năng bị tê liệt thần kinh, giảm trí nhớ. Nếu dùng rượu ngâm cây thuốc phiện với nồng độ đậm đặc và quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người.
vvghgjCây mật gấu: Cây mật gấu hay còn gọi là cây Hoàng liên ô rô hay cây mã rồ, nhiều nơi thường gọi là cây lá đắng. Tuy độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm nhưng việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như hạ huyết áp, táo bón, ngộ độc...Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TPHCM: “Đó là cây thuốc chữa bệnh, nhưng không thể tùy tiện dùng nếu không muốn bị trụy mạch”. Nói cách khác, dùng quá nhiều loại cây này có thể đảo lộn huyết mạch, nhẹ thì liệt nửa người, nặng thì liệt toàn thân. Ảnh: Internet.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Mới tháng 3/2018, ba người ở Nghệ An đã được xác định tử vong sau khi uống rượu ngâm có chất kịch độc từ cây lá ngón. Cơ quan chức năng nhận định, do gia đình ngâm rượu nhầm cây lá ngón nên dẫn đến vụ ngộ độc thương tâm trên.
Theo đó, chất độc dẫn đến cái chết của 3 người sau khi uống rượu là chất Koumin. Đây là hợp chất có trong cây lá ngón, một chất kịch độc dẫn đến chết người. Cây lá ngón còn được gọi với nhiều tên gọi khác như câu vẫn, đoạn trường thảo. Cây sống chủ yếu ở các huyện vùng núi phía Tây Nghệ An.
Có đặc điểm bên ngoài và mùi giống hệt nhân sâm, nhất là khi ngâm rượu, nhiều người đã trồng và lấy củ thương lục ngâm rượu mà không biết rằng loại củ này rất độc.
Không ít gia đình ngộ nhận cây thương lục là sâm quý nên gây giống trồng để lấy củ ngâm rượu uống. Thế nhưng, rất nhiều người đã ngộ độc loài cây này. Các nhà khoa học, bác sĩ đông y đã lên tiếng cảnh báo về loại cây này. Dù là cây thuốc nhưng nó lại rất độc.
Theo các sách đông y, thương lục là loài cây có độc ở tất cả các bộ phận, từ củ, thân, lá và hoa. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy các loại chất độc, đắng gọi là phytolaccatoxin.
Đây là cây thuốc chứa độc nên khi sử dụng bài thuốc có cây thương cần theo sự chỉ định của bác sĩ đông y về liều lượng thích hợp để tránh ngộ độc.
Kinh nghiệm dân gian, củ ấu tẩu ngâm rượu dùng để xoa bóp chữa bệnh đau cơ, xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng có thể uống một tí rượu ngâm ấu tẩu. Quan niệm này là sai lầm, vì ấu tẩu có độc tính cao, sau khi uống sẽ gây co thắt đường hô hấp, suy hô hấp có thể dẫn đến chết người.
Thành phần hóa học của ấu tẩu chủ yếu là aconitin, có độc tính cao, thuộc loại thuốc độc bảng A. Chỉ cần một liều 0,02 – 0,05 mg cho 1 kg thể trọng là có thể gây chết người.
Cây anh túc (hay cây thuốc phiện) được xem là một loại dược liệu. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại rượu này liên tục, trong một thời gian dài sẽ khiến người sử dụng có khả năng bị tê liệt thần kinh, giảm trí nhớ. Nếu dùng rượu ngâm cây thuốc phiện với nồng độ đậm đặc và quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người.
vvghgj
Cây mật gấu: Cây mật gấu hay còn gọi là cây Hoàng liên ô rô hay cây mã rồ, nhiều nơi thường gọi là cây lá đắng. Tuy độc tính của cây mật gấu chưa được ghi nhận trên thực nghiệm nhưng việc sử dụng cây mật gấu trong thời gian kéo dài với liều cao cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như hạ huyết áp, táo bón, ngộ độc...
Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TPHCM: “Đó là cây thuốc chữa bệnh, nhưng không thể tùy tiện dùng nếu không muốn bị trụy mạch”. Nói cách khác, dùng quá nhiều loại cây này có thể đảo lộn huyết mạch, nhẹ thì liệt nửa người, nặng thì liệt toàn thân. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.