Những loại rau sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, xà lách, tía tô... là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Những loại rau này thường được ăn trực tiếp mà không qua chế biến nhiệt nên nguy cơ người ăn bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng cực cao.
Rau sống có thể chứa các loại ký sinh, gián sán, giun đũa... do thường bị tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi. Khi ấu trùng vào cơ thể phát triển thành con sán gây ra bệnh tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lỵ.
|
Ảnh minh họa. |
Nhiều người có thói quen ngâm rau sống trong nước muối vì tin rằng cách này sẽ loại bỏ được chất bẩn, vi khuẩn bám trên rau. Tuy nhiên, theo chuyên gia, nước muối loãng không thể giệt trừ được giun sán có trong rau, lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi. Ngược lại ngâm rau trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng, khiến mùi vị của rau bị thay đổi.
Bạn nên nhặt sạch rồi rửa rau trực tiếp dưới vòi nước chảy nhiều lần để trứng gin sán, vi khuẩn, dư lượng hóa chất chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Đối với các loại rau có cọng là to như xà lạch, nên bỏ từng nhánh, từng lá và rửa kỹ cả hai mặt.
Một cách rửa rau sạch mà các bà nội trợ có thể tham khảo đó là sử dụng giấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn, phá vỡ phấn, lông bên ngoài lá rau. Hỗn hợp giấm 10% giảm đến 90% vi khuẩn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứ nào chứng mình ngâm rau với nước giấm pha loãng có thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Sau khi ngâm trong nước giấm, bạn hãy rửa rau bằng nước sạch một lần nữa.
Ngoài ra, rau sống khi đã được rửa sạch cần phải để thật ráo nước rồi mới ăn. Ăn rau còn dính nước dễ làm đau bụng đặc biệt là đối với trẻ em và những người có hệ tiêu hóa kém.
Rau sống sau khi rửa sạch cần để ráo nước. Nhiều người sau khi rửa thường vẩy qua rồi ăn ngay, dễ làm đau bụng cho trẻ em hoặc những người hệ tiêu hóa yếu. Người có bệnh đại tràng không nên ăn rau sống.
Lưu ý, các loại rau thủy sinh như rau cần, rau muống trồng ở những vùng nước ô nhiễm hay ngập lụt thì không nên ăn.