Một bác sĩ thẩm mỹ đã thành công trong việc “trồng” một chiếc tai giả trên cánh tay của một người đàn ông để cấy ghép vành tai và trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực này tại Trung Quốc. Bệnh nhân nói trên có tên là Ji bị thương nặng trong một tai nạn giao thông, phần nặng nhất là mặt bên phải trong đó tai phải bị đứt rời khỏi đầu. Nạn nhân đã phẫu thuật nhiều lần để tái tạo da mặt và cằm nhưng việc bị thiếu một bên tai khiến anh này luôn cảm thấy mình không hoàn chỉnh. Sau khi tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn và biết rằng khó có thể tái tạo lại vành tai của mình vì phần chính của tai đã bị mất, anh Ji đã tìm đến một bác sĩ thẩm mỹ có tiếng từng thực hiện ca ghép mặt đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2006. Bác sĩ Guo Shuzhong thuộc bệnh viện Tây An (tỉnh Sơn Tây) này đã thực hiện một quá trình phẫu thuật ba bước để có thể phục hồi lại vành tai cho anh Ji.Bước đầu tiên là đặt một dụng cụ làm giãn da dưới lớp da của cánh tay bên phải. Bước hai là dùng sụn lấy từ xương sườn của bệnh nhân để tạo ra một cái tai mới rồi cấy vào phần da đã được làm giãn. Bước cuối cùng là sau khi da tay đã ăn vào sụn tai nhân tạo thì sẽ cắt ra và gắn vào vị trí tai bị mất. Bác sĩ này hy vọng sẽ có thể ghép chiếc tai này vào đầu của nạn nhân trong vòng 4 tháng tới. (Nguồn ảnh: Sina)
Một bác sĩ thẩm mỹ đã thành công trong việc “trồng” một chiếc tai giả trên cánh tay của một người đàn ông để cấy ghép vành tai và trở thành người đi tiên phong trong lĩnh vực này tại Trung Quốc.
Bệnh nhân nói trên có tên là Ji bị thương nặng trong một tai nạn giao thông, phần nặng nhất là mặt bên phải trong đó tai phải bị đứt rời khỏi đầu.
Nạn nhân đã phẫu thuật nhiều lần để tái tạo da mặt và cằm nhưng việc bị thiếu một bên tai khiến anh này luôn cảm thấy mình không hoàn chỉnh.
Sau khi tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn và biết rằng khó có thể tái tạo lại vành tai của mình vì phần chính của tai đã bị mất, anh Ji đã tìm đến một bác sĩ thẩm mỹ có tiếng từng thực hiện ca ghép mặt đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2006.
Bác sĩ Guo Shuzhong thuộc bệnh viện Tây An (tỉnh Sơn Tây) này đã thực hiện một quá trình phẫu thuật ba bước để có thể phục hồi lại vành tai cho anh Ji.
Bước đầu tiên là đặt một dụng cụ làm giãn da dưới lớp da của cánh tay bên phải. Bước hai là dùng sụn lấy từ xương sườn của bệnh nhân để tạo ra một cái tai mới rồi cấy vào phần da đã được làm giãn.
Bước cuối cùng là sau khi da tay đã ăn vào sụn tai nhân tạo thì sẽ cắt ra và gắn vào vị trí tai bị mất. Bác sĩ này hy vọng sẽ có thể ghép chiếc tai này vào đầu của nạn nhân trong vòng 4 tháng tới. (Nguồn ảnh: Sina)