Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do vi rút cúm gây ra, có nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tính kháng nguyên của vi rút cúm thay đổi, lây lan nhanh, có thể gây thành dịch theo mùa hàng năm.
Vào mùa đông, người bị nhiễm cúm tăng cao. Nói chung, cúm là bệnh dễ mắc phải và hầu hết mọi người có thể tự khỏi hoặc có thể khỏi bệnh nhanh hơn bằng cách dùng thuốc.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có 5 nhóm người cần chú ý bởi cực dễ mắc bệnh cúm, thời gian xuất hiện các triệu chứng lâu hơn, dễ gây viêm phổi và các biến chứng khác liên quan đến phổi.
|
Ảnh minh hoạ. |
1. Trẻ em
Chức năng miễn dịch của trẻ dưới 5 tuổi chưa hoàn thiện, hệ hô hấp còn đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, khi gặp cúm dễ diễn biến bệnh nặng.
2. Người già
Người cao tuổi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nên sau khi nhiễm cúm thường có triệu chứng nặng, bệnh tiến triển nhanh, khả năng viêm phổi cao hơn so với người trẻ tuổi. Theo thống kê, gần 50% số người chết vì cúm mỗi năm là người cao tuổi.
Các triệu chứng cúm ở người cao tuổi cũng thường không điển hình và có thể không nhất thiết phải có các triệu chứng điển hình của bệnh cúm như sốt cao, khó chịu và ớn lạnh. Trong mùa cảm cúm, chỉ cần người già cảm thấy khó chịu, dáng vẻ không được bình thường thì phải nghĩ đến khả năng bị cảm cúm và đưa người già đi khám càng sớm càng tốt.
3. Người bị bệnh mãn tính
Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cũng như những người mắc các bệnh về tim mạch, nếu bị nhiễm vi rút cúm sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ngoài ra, nếu mắc bệnh mạch máu não, tiểu đường, tổn thương chức năng gan, tổn thương chức năng thận, bạn cũng dễ gặp biến chứng khi đối mặt với sự tấn công của cúm, khiến bệnh nền suy giảm và dẫn đến tình trạng sức khỏe kém, tiên lượng xấu.
|
Ảnh minh hoạ. |
4. Người béo phì
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến tiên lượng xấu của bệnh cúm, dễ biến chứng, khó hồi phục, cơ thể suy kiệt.
5. Phụ nữ có thai
Đối với bà bầu, cúm không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bà bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí có thể gây ra các tai biến như sảy thai.
Ghi nhớ 3 điểm này khi đối phó với cảm cúm
1. Tiêm phòng cúm
Tiêm phòng cúm vẫn là một trong những cách phòng cúm hiệu quả, trước mùa cúm đông xuân, người có điều kiện nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt, đặc biệt là người già, trẻ em, người có bệnh nền, nhân viên y tế và phụ nữ có thai.
|
Ảnh minh hoạ. |
Ngoài ra, do số lượng lớn các phân nhóm vi rút cúm, các chủng vi rút cúm được khuyến nghị hàng năm có thể không hoàn toàn giống nhau, các kháng thể bảo vệ được tạo ra khi tiêm vắc xin không tồn tại lâu, một số chỉ tồn tại trong 6 đến 8 tháng nên việc tiêm phòng vắc xin cúm mùa hàng năm là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
2. Duy trì thói quen sinh hoạt tốt
Nên tạo thói quen vệ sinh đối với các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Thường xuyên tự bảo vệ cá nhân, khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn mặt, rửa tay thường xuyên và cố gắng tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng.
3. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi các triệu chứng xuất hiện
Khi xuất hiện các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, ho khan, mệt mỏi cần đi khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc cúm hoặc các trường hợp giống cúm nặng cũng có thể sử dụng thuốc kháng vi rút cúm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)