Có một loại nguyên liệu được coi là "chất kháng sinh tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật”, đó chính là ngồng tỏi. Ngồng tỏi rất rẻ lại giàu dinh dưỡng. Ngồng tỏi là phần thân mọc lên từ củ tỏi nhưng có thành phần dinh dưỡng cao hơn. Loại rau này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, xenlulozo, có tính ấm.
Khả năng diệt khuẩn của ngồng tỏi rất mạnh, do có chứa 2 loại chất diệt khuẩn là capsaicin, allicin. Khả năng diệt khuẩn của capsaicin có thể đạt 1/10 so với penicilin. Allicin có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư và có thể giúp giảm lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp. Nó có thể giúp cơ bắp phục hồi sau khi tập luyện và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
Ăn nhiều ngồng tỏi có tác dụng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh rất tốt, đồng thời làm sạch đường ruột và tẩy giun, ngăn ngừa bệnh cúm. Bên cạnh đó, ngồng tỏi cũng rất giàu xenlulozo nên có tác dụng kích thích ruột già đại tiện và điều chỉnh chứng táo bón. Đồng thời, nó rất giàu vitamin C, có thể bảo vệ gan và giúp giải độc.
Dưới đây là cách chế biến món ngồng tỏi ngâm chua, ăn vào cay cay, giòn tan, vừa thơm ngon vừa giữ được dinh dưỡng một cách tối đa.
Nguyên liệu: 2 kg ngồng tỏi tươi, hạt tiêu, ớt khô, hoa hồi, lá thơm, quế, gừng, nước tương nhạt, giấm trắng, rượu trắng, muối, đường phèn.
Cách làm:
Bước 1: Rửa ngồng tỏi với nước sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần già bởi phần này không được giòn. Cắt ngồng tỏi thành từng đoạn 3-5cm rồi cho vào chậu.
Bước 2. Cho 2 thìa muối vào ngồng tỏi, đeo bao tay trộn đều ngồng tỏi và muối, để riêng ướp trong 2 giờ.
Bước 3. Rửa sạch tất cả các gia vị với nước, để ráo rồi cho vào bát, thêm một lượng rượu trắng thích hợp vào ngâm, có tác dụng khử vị đắng và tạo mùi thơm.
Bước 4: Vớt các gia vị ra, cho vào chảo đảo từ từ trên lửa nhỏ, khi dậy mùi thơm thì đổ 1 bát nước tương, 1 bát giấm vào nồi. Cho thêm 1 bát nước vào đun sôi, tiếp tục nấu trong 5 phút rồi tắt bếp và để nguội dùng sau.
Bước 5: Tỏi đã ướp để chắt bỏ nước, dùng tay bóp cho khô bớt.
Bước 6: Cho ngồng tỏi vào thau, thêm một nắm đường phèn rồi đổ rượu trắng vào, cuối cùng đổ nước gia vị đã nguội vào, dùng đũa khuấy đều để nước gia vị ngập hết ngồng tỏi.
Bước 7: Đậy nắp lại và ướp qua đêm, khi nào ngồng tỏi chuyển màu là được. Lấy một vài hộp thủy tinh sạch, tiệt trùng rồi lau khô, cho tỏi và nước gia vị vào, đậy nắp lại, cho vào tủ lạnh, để ăn dần. Món này có thể ăn trong vòng 1 tuần.
Lời khuyên:
1. Để làm món ngồng tỏi ngâm chua, ngồng tỏi không cần chần mà chỉ cần ướp với muối cho rút bớt nước và có vị giòn là được.
2. Các loại gia vị ngâm với rượu trắng để loại bỏ vị đắng và se lại, nấu lên có mùi thơm hơn.
3. Tất cả xoong, chai lọ, thớt, dao làm bếp và các đồ dùng khác trong quá trình ngâm phải vô trùng không có nước và dầu để ngồng tỏi ngâm chua không bị hỏng, thời gian bảo quản được lâu.
4. Ngồng tỏi ngâm chua sau khi làm nên cho vào ngăn mát tủ lạnh, không được để nơi có nhiệt độ cao.