Làm giòn hạt bị ẩm. Hạt dưa, bí, hướng dương để lâu ngày dễ bị nhiễm ẩm, không được giòn ngon. Nếu hạt chỉ bị ỉu, không có dấu hiệu nấm mốc, bạn chỉ cần đặt chúng vào ngăn đá vài giờ là có thể phục hồi độ giòn thơm. (Ảnh minh họa)Làm giòn bánh quy. Bánh quy sau khi mở hộp cũng rất dễ bị ỉu. Để không phải bỏ đi lãng phí, bạn có thể đặt bánh vào tủ lạnh trong 24 giờ. Nhiệt độ thấp sẽ giúp bánh quy giòn ngon như ban đầu.Cắt lòng đỏ trứng. Muốn cắt lát lòng đỏ trứng không bị vỡ vụn, chị em nên tận dụng tủ lạnh sẵn có trong nhà. Cụ thể, bạn đặt lòng đỏ trứng vào tủ lạnh 1 giờ trước khi thực hiện, vết cắt sẽ vô cùng mịn, hoàn hảo.Giúp đậu chín bở. Để ninh đậu bở bung, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Vậy nhưng, nếu biết cách tận dụng tủ lạnh, quá trình nấu nướng sẽ rút ngắn đáng kể.Đầu tiên, bạn tiến hành luộc đậu, để nguội rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh chừng 2 giờ. Khi mặt nước có hiện tượng đóng đá, bạn đem lên bếp đun lại 20 phút là đậu sẽ chín bở như ý.Bỏ vỏ hạt dẻ. Hạt dẻ thơm ngon, tốt cho sức khỏe nên rất được chuộng dùng dịp Tết. Vậy nhưng, loại hạt này khá khó tách vỏ dù được luộc chín. Để thao tác dễ dàng, hạt dẻ sau khi chín nên cho vào ngăn đá tủ lạnh vài giờ. Nhiệt độ thấp khiến lớp vỏ dễ dàng tách ra.Rang cơm ngon hơn. Cơm rang đạt chuẩn phải ngấm vị, săn giòn. Vậy nhưng, nếu chỉ dùng cơm nguội để rang thì khó có thể thành công. Sau khi lấy cơm khỏi nồi, bạn nên đợi nguội rồi cho vào tủ đông 1-2 giờ, thành phẩm sẽ lên màu đẹp mắt, hạt cơm săn chắc.Giảm vị đắng của mướp. Mướp đắng ít người ăn dịp Tết song một số nơi không kiêng kị, vẫn chế biến để giải ngán, tận dụng tác dụng thanh nhiệt, khử hỏa. Để mướp bớt đắng, bạn nên cho quả vào tủ lạnh trước khi nấu. Như vậy, vị đắng sẽ giảm đi đáng kể.Cắt hành không cay mắt. Hành có vị hăng mạnh, dễ gây cay mắt khi thái. Để loại bỏ sự bất tiện, bạn nên cho hành vào tủ đông chừng 1-2 giờ trước khi cắt lát.Giúp cá tươi lâu. Nếu không muốn dùng cá đông lạnh cho mâm cỗ ngày Tết, bạn có thể tận dụng tủ lạnh để giữ cá tươi lâu. Khi thực hiện, bạn cho cá và nước vào hộp riêng, đặt vào ngăn giữ tươi của tủ. Bằng cách này, cá sẽ sống được nhiều ngày hơn.Là phẳng quần áo. Quần áo để lâu trong tủ sẽ bị nhăn, lên đồ không đẹp. Muốn là phẳng, bạn chỉ cần cho quần áo vào tủ lạnh vài phút rồi tiến hành ủi như bình thường.Giúp đông cứng xà phòng. Bánh xà phòng để trong phòng tắm dễ bị mềm nhũn, bất tiện. Lúc này, bạn nên cho vào tủ đông chừng 30 phút, bánh xà phòng sẽ nhanh chóng đông đặc trở lại. Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn video: THĐT
Làm giòn hạt bị ẩm. Hạt dưa, bí, hướng dương để lâu ngày dễ bị nhiễm ẩm, không được giòn ngon. Nếu hạt chỉ bị ỉu, không có dấu hiệu nấm mốc, bạn chỉ cần đặt chúng vào ngăn đá vài giờ là có thể phục hồi độ giòn thơm. (Ảnh minh họa)
Làm giòn bánh quy. Bánh quy sau khi mở hộp cũng rất dễ bị ỉu. Để không phải bỏ đi lãng phí, bạn có thể đặt bánh vào tủ lạnh trong 24 giờ. Nhiệt độ thấp sẽ giúp bánh quy giòn ngon như ban đầu.
Cắt lòng đỏ trứng. Muốn cắt lát lòng đỏ trứng không bị vỡ vụn, chị em nên tận dụng tủ lạnh sẵn có trong nhà. Cụ thể, bạn đặt lòng đỏ trứng vào tủ lạnh 1 giờ trước khi thực hiện, vết cắt sẽ vô cùng mịn, hoàn hảo.
Giúp đậu chín bở. Để ninh đậu bở bung, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Vậy nhưng, nếu biết cách tận dụng tủ lạnh, quá trình nấu nướng sẽ rút ngắn đáng kể.
Đầu tiên, bạn tiến hành luộc đậu, để nguội rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh chừng 2 giờ. Khi mặt nước có hiện tượng đóng đá, bạn đem lên bếp đun lại 20 phút là đậu sẽ chín bở như ý.
Bỏ vỏ hạt dẻ. Hạt dẻ thơm ngon, tốt cho sức khỏe nên rất được chuộng dùng dịp Tết. Vậy nhưng, loại hạt này khá khó tách vỏ dù được luộc chín. Để thao tác dễ dàng, hạt dẻ sau khi chín nên cho vào ngăn đá tủ lạnh vài giờ. Nhiệt độ thấp khiến lớp vỏ dễ dàng tách ra.
Rang cơm ngon hơn. Cơm rang đạt chuẩn phải ngấm vị, săn giòn. Vậy nhưng, nếu chỉ dùng cơm nguội để rang thì khó có thể thành công. Sau khi lấy cơm khỏi nồi, bạn nên đợi nguội rồi cho vào tủ đông 1-2 giờ, thành phẩm sẽ lên màu đẹp mắt, hạt cơm săn chắc.
Giảm vị đắng của mướp. Mướp đắng ít người ăn dịp Tết song một số nơi không kiêng kị, vẫn chế biến để giải ngán, tận dụng tác dụng thanh nhiệt, khử hỏa. Để mướp bớt đắng, bạn nên cho quả vào tủ lạnh trước khi nấu. Như vậy, vị đắng sẽ giảm đi đáng kể.
Cắt hành không cay mắt. Hành có vị hăng mạnh, dễ gây cay mắt khi thái. Để loại bỏ sự bất tiện, bạn nên cho hành vào tủ đông chừng 1-2 giờ trước khi cắt lát.
Giúp cá tươi lâu. Nếu không muốn dùng cá đông lạnh cho mâm cỗ ngày Tết, bạn có thể tận dụng tủ lạnh để giữ cá tươi lâu. Khi thực hiện, bạn cho cá và nước vào hộp riêng, đặt vào ngăn giữ tươi của tủ. Bằng cách này, cá sẽ sống được nhiều ngày hơn.
Là phẳng quần áo. Quần áo để lâu trong tủ sẽ bị nhăn, lên đồ không đẹp. Muốn là phẳng, bạn chỉ cần cho quần áo vào tủ lạnh vài phút rồi tiến hành ủi như bình thường.
Giúp đông cứng xà phòng. Bánh xà phòng để trong phòng tắm dễ bị mềm nhũn, bất tiện. Lúc này, bạn nên cho vào tủ đông chừng 30 phút, bánh xà phòng sẽ nhanh chóng đông đặc trở lại.
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn video: THĐT