Mẹ chồng bị con dâu mới sinh đuổi ra khỏi nhà chỉ vì...

Google News

Tôi rất sợ con sẽ bị nhiễm mầm bệnh nên đã hét vào mặt mẹ chồng và yêu cầu bà ra khỏi nhà tôi. Mẹ chồng tôi sau đó đã gọi cho chồng tôi và khóc.

Bức xúc với mẹ chồng, một phụ nữ chia sẻ trên trang Reddit: "Ba tuần trước tôi vừa vượt cạn thành công và sinh con đầu lòng. Dĩ nhiên tôi chưa có bất kỳ kinh nghiệm chăm sóc con nào cả.
Tôi khá lo lắng nên sau khi xuất viện về nhà, tôi và chồng đều thống nhất rằng sẽ không để người ngoài đến nhà thăm nom vì tôi sợ đứa con trai mới sinh sẽ bị nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài.
Me chong bi con dau moi sinh duoi ra khoi nha chi vi...
 

Vợ chồng chúng tôi cũng đã thông báo điều này với mẹ chồng. Chúng tôi cũng nói với mẹ rằng bà sẽ phải tự cách ly ở nhà ít nhất một tuần trước khi sang thăm cháu để đảm bảo sức khỏe cho đứa nhỏ. Mọi người có thể cảm thấy khoảng thời gian một tuần hơi nhiều, nhưng đây là đứa con đầu lòng của tôi, lo lắng cũng là điều tất yếu.
Sau một tuần làm công tác tư tưởng, tôi nghĩ mẹ chồng đã phần nào hiểu cho tôi, bà cũng đã đảm bảo với chồng tôi".
Người phụ nữ cho biết cô muốn dành 3 tuần đầu tiên sau khi sinh để chăm con một mình và mong muốn bố mẹ chồng đợi cho đến khi cô sẵn sàng gặp họ. Tuy nhiên, cả nhà chồng vẫn đến thăm cô mà không báo trước. Chồng cô thậm chí còn nói rằng cô nên biết ơn vì bố mẹ chồng đến hỗ trợ chăm cháu.
"Sự việc xảy ra vào thứ Sáu tuần trước. Bố mẹ, anh chị chồng cùng 2 người bạn của họ (tôi thậm chí còn không quen biết 2 người lạ này) đến nhà tôi mà không báo trước. Họ cầm bóng bay, quà, đứng trước cửa nhà tôi. Tôi đã vô cùng kinh ngạc. Nhưng điều làm tôi sốc hơn là mẹ chồng đã lao về phía con trai tôi và hôn lên mặt nó.
Lúc này, tôi rất sợ con sẽ bị nhiễm mầm bệnh nên đã hét vào mặt mẹ chồng và cả gia đình chồng. Tôi đã yêu cầu họ biến khỏi nhà tôi. Mẹ chồng tôi sau đó đã gọi cho chồng tôi và khóc. Hôm qua chồng tôi còn yêu cầu tôi xin lỗi họ. Chồng tôi giải thích rằng mẹ anh ấy chỉ vui mừng khi gặp cháu trai nên mới có hành động như vậy".
Người phụ nữ cho biết cô đã rất buồn vì lời nói của chồng. Cô cảm thấy anh không ủng hộ cô nên cô muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này.
Dưới bài đăng của cô gái, rất nhiều người đã để lại bình luận.
- "Gia đình tôi cũng làm như vậy với con tôi. Lúc đứa nhỏ được 3 tuần tuổi, nó đã bị nhiễm virus RSV và phải nằm viện. Đứa nhỏ đã phải sử dụng máy theo dõi nhịp thở ngay cả khi được xuất viện về nhà. Chúng tôi đã phải theo dõi suốt một tháng trời. Điều đó thật tồi tệ. Rất may đứa trẻ đã khỏi bệnh và bình an lớn lên".
- "Ly hôn thôi. Có vẻ như sự kiện lần này chỉ là giọt nước tràn ly. Nhưng dù sao cũng chúc mừng cô vì đã mẹ tròn con vuông, tôi hy vọng đứa bé không sao"...
5 ranh giới cần thiết lập với bố mẹ chồng
Bố mẹ chồng, từ những người xa lạ, trở thành người thân thiết. Dù bạn có hòa hợp với họ hay không, điều cần thiết là phải có một số ranh giới nhất định.
Theo cách phù hợp, bạn nên chia sẻ để cha mẹ chồng hiểu được các quy tắc bạn và chồng đồng lòng xây dựng trong cuộc sống hôn nhân mà cha mẹ nên tôn trọng.
Tôn trọng không gian cá nhân của vợ chồng con
Bạn và chồng cần có không gian cá nhân riêng tư, ví dụ như nhà riêng, phòng riêng tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình và bố mẹ chồng phải tôn trọng điều này để mối quan hệ của bạn được duy trì lành mạnh.
Sanam Hafeez, nhà tâm lý học thần kinh ở New York, giám đốc của tổ chức Comprehend the Mind, khẳng định bạn cần khéo léo bày tỏ quan điểm, cho họ thấy bạn cần được đáp ứng sự riêng tư trong không gian sống của hai vợ chồng. Sự chia sẻ này là cần thiết, vì cha mẹ có thể có quan điểm khác bạn. Điều này giúp cha mẹ hiểu khi nào nên đến nhà con, khi nào nên/không nên vào phòng con.
Tôn trọng thời gian biểu của con
Nhà trị liệu gia đình Jennifer Kelman chia sẻ, điều quan trọng là bạn phải chia sẻ với bố mẹ về thời gian biểu, tính chất công việc của mình. Nếu bạn không làm rõ thông tin này, bố mẹ chồng có thể gọi điện nhiều lần trong ngày hoặc yêu cầu bạn những việc bạn không đáp ứng được.
Kelman giải thích, đây là ranh giới khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc chia sẻ cụ thể nhưng lại rất cần thiết. Ví dụ, nếu ông bà ở quê thường gọi điện hỏi thăm con cái vào lúc 19h - khi bạn đang bận bịu nấu cơm nước sau một ngày làm việc, bạn nên khéo léo nói với chồng để anh chia sẻ với bố mẹ, giúp "ranh giới thời gian" được thiết lập, để họ không gọi điện vào những thời điểm không thích hợp.
Tôn trọng các vấn đề riêng giữa hai con
Theo các chuyên gia, bạn nên thiết lập ranh giới cụ thể, tránh để bố mẹ chồng dính líu vào các vấn đề giữa bạn và bạn đời. Họ không nên là một phần trong những bất đồng của hai bạn, đặc biệt khi họ có khả năng thiên vị con mình.
Theo Kelman, nếu bạn thấy rằng cha mẹ chồng đang cố gắng can dự vào các vấn đề giữa hai bạn, đừng im lặng. Việc thiết lập ranh giới này rất quan trọng, đặc biệt cần được làm sớm thay vì để bố mẹ can thiệp vào vấn đề cá nhân của hai bạn ngay từ đầu.
Đương nhiên, bạn cần tìm cách diễn đạt cho khéo léo, thay vì nói lời căng thẳng với cha mẹ. Ví dụ bạn có thể chia sẻ: "Con biết bố mẹ thương chúng con nhưng điều quan trọng là chúng con sẽ cùng giải quyết mọi việc mà không cần ý kiến của người khác".
Tôn trọng sở thích, lối sống của con
Nhà trị liệu tâm lý Kaytee Gillis nói rằng bạn nên chia sẻ rõ ràng với cha mẹ về các sở thích cá nhân, ví dụ ăn uống, vận động thể chất, cách nuôi dạy con cái. Nếu bạn không thích thú cưng hoặc ngược lại, yêu thích chó mèo, đừng ngại ngần chia sẻ với họ để được lắng nghe và tôn trọng.
Tôn trọng ranh giới tài chính
Tìm kiếm chỗ dựa tài chính từ cha mẹ có thể là khởi đầu của nhiều cặp vợ chồng trẻ nhưng hãy cẩn thận về việc để bố mẹ chồng can thiệp quá sâu vào việc đó.
Chuyên gia Hafeez nói vấn đề tiền bạc thường có thể gây căng thẳng. Thảo luận với cha mẹ về các chủ đề như khoản vay, mức hỗ trợ tài chính hoặc tham gia vào các quyết định tài chính quan trọng là cần thiết. Hãy minh bạch về những kỳ vọng và giới hạn của bạn, đồng thời thiết lập các ranh giới phù hợp với các mục tiêu và giá trị tài chính bạn và bạn đời đặt ra.
Chuyên gia Kelman cho rằng, bạn nên thiết lập một ranh giới rõ ràng, thay vì việc nhận tiền từ cha mẹ và phải tuân thủ các quy tắc họ đề ra trong khi bản thân bạn không muốn như vậy.
Theo Gia đình và Xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)