Mê câu cá, cần thủ cụt tay vì nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người"

Google News

Chỉ bị vây cá đâm nhẹ vào tay, anh Hoàng không ngờ lại nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Vibrio vulnificus, khiến vùng tiếp xúc hoại tử, thối rữa, buộc phải cắt bỏ.

Theo thông tin đăng tải, anh Hoàng, người thành phố Đài Bắc, Đài Loan, vốn mê câu cá, chỉ cần có thời gian rảnh anh sẽ đi câu.
Mới đây, anh Hoàng tiếp tục đi câu trên biển và trong lúc bắt con cá đang giãy giụa, vây cá đã đâm thẳng vào tay anh. Ban đầu, anh Hoàng chỉ cho đó là vết thương nhỏ nên không chú ý, chỉ sát trùng bằng betadine.
Nào ngờ, sau 3 ngày, vết thương xấu đi và nặng hơn, anh bị viêm mô tế bào và hoại tử mô cục bộ.
Nhận thức được sự nguy hiểm, anh Hoàng vội vàng đi cấp cứu tại bệnh viện Vạn Phương. Bác sĩ Lý Văn Sinh, người tiếp nhận trường hợp của anh Hoàng cho biết, anh Hoàng bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Vibrio vulnificus, phải phẫu thuật cắt lọc vết thương và phẫu thuật cắt bỏ đoạn chi bị ảnh hưởng ngay, đồng thời điều trị bằng kháng sinh.
Sau cùng, tình trạng của anh cũng đỡ dần, đang hồi phục.
Me cau ca, can thu cut tay vi nhiem
Mê câu cá, người đàn ông không ngờ bị cụt cả tay. - Ảnh minh họa. 
Theo bác sĩ Lý Văn Sinh, vi khuẩn ăn thịt người Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn phát triển trong đại dương, tất cả các sinh vật biển đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Khi con người không may bị nhiễm vi khuẩn này, thông thường vùng bị nhiễm sẽ đỏ, sưng, nóng, lở loét và nổi mụn nước, trường hợp nặng hơn sẽ bị hoại tử mô, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Do các triệu chứng của vi khuẩn Vibrio vulnificus và các bệnh nhiễm trùng khác gần như giống nhau nên bệnh nhân có xu hướng bỏ qua mức độ nghiêm trọng của bệnh vì thế cũng phải đối mặt với nguy cơ phải cắt cụt chi trong trường hợp nặng. Nhiễm trùng nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh (cephalosporin thế hệ thứ ba cộng với tetracycline).
Bác sĩ Lý Văn Sinh nhắc nhở rằng bờ biển hoặc chợ cá là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus cực lớn, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng và bạn ra bờ biển chơi, nên chú ý đến đá ngầm, các vật sắc nhọn hoặc khi bạn tiếp xúc với cá.
Ngoài ra, người bị bệnh gan, ung thư, tiểu đường, những người bị suy giảm hệ miễn dịch cũng như kiểm soát kém nên cẩn thận hơn nữa nếu đi biển, tiếp xúc với các loài sinh vật biển nếu có vết thương, không được chủ quan.

Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)

Kiều Dụ (Theo ET)

>> xem thêm

Bình luận(0)