1. Tai. Theo bác sĩ Xin Zhonghai, Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh Viện Triều Dương, Học viện Y khoa Trung Quốc, một lượng ráy sẽ được hình thành tự nhiên trong tai, có tên y học là cerumen. Lớp ráy được ví như “người gác cổng”, có chức năng bảo vệ ống tai, làm sạch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn bụi, côn trùng thâm nhập vào ống tai. (Ảnh: Sohu)Nhiều người có thói quen ngoáy ráy song việc này không thực sự cần thiết. Bản thân tai có khả năng tự làm sạch. Hoạt động ăn, nói, ngáp, thực hiện cử động của khớp hàm dưới hoặc thay đổi tư thế đều có thể khiến ráy tự thải ra ngoài. (Ảnh: Sohu)Trường hợp ráy tai dạng dầu, chúng có kết cấu dính nên khó tự chảy ra ngoài làm tắc ống tai, ảnh hưởng thính lực, gây ù tai. Để làm sạch, bạn nên đến khoa Tai mũi họng ở các bệnh viện để được làm sạch sâu. (Ảnh: nld.com.vn)Sử dụng dụng cụ ngoái ráy tai không được khuyến khích. Nguyên nhân bởi vùng da ống thính giác tương đối mỏng. Dùng vật cứng ngoáy tai có thể làm tổn thương vùng da này, ảnh hưởng cơ chế tự bảo vệ của ống tai, tăng nguy cơ viêm ống tai. Đáng lưu ý, một số tế bào có thể đột biến dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy. (Ảnh minh họa)2. Mũi. Khi bị ngứa mũi, nhiều người dùng tay ngoáy sâu vào trong để cảm thấy dễ chịu hơn. Theo bác sĩ She Wenyu đến từ Bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh, trực thuộc Đại học Y Bắc Kinh, bàn tay chứa nhiều vi khuẩn. Dùng tay ngoáy đồng nghĩa với việc trực tiếp đưa vi khuẩn, virus gây bệnh vào mũi. Khi khả năng miễn dịch yếu, vi khuẩn sẽ có cơ hội gây bệnh. (Ảnh: Sohu)Bên cạnh đó, niêm mạc mũi rất nhạy cảm, móng tay có thể làm xước da. Có vết thương, tình trạng viêm nhiễm khoang mũi càng tăng cao, dẫn đến nguy cơ teo niêm mạc mũi, viêm xoang, viêm phế quản... (Ảnh minh họa)3. Rốn. Vùng rốn có nhiều nếp gấp, dễ đọng chất bẩn song lại là vị trí trên cơ thể càng sạch càng không có lợi. (Ảnh minh họa)Theo bác sĩ Fu Guobing, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Phương Đông thuộc Đại học Y học Cổ Truyền Bắc Kinh, không nên dùng sức làm sạch rốn. So với các bộ phận khác trên cơ thể, da rốn tương đối mỏng, chứa nhiều dây thần kinh. Ảnh: Boldsky.Dùng tay làm sạch rốn có thể kích thích thần kinh tạng phủ, gây khó chịu đường tiêu hóa. Đồng thời, hành động này có thể làm tổn thương da vùng rốn, tăng nguy cơ viêm nhiễm. (Ảnh minh họa)Muốn làm sạch rốn an toàn, bạn nên dùng tăm bông nhúng nước hoặc cồn. Nhẹ nhàng lau theo chuyển động tròn bên trong rốn. (Ảnh minh họa)4. Mặt. So với các vùng khác, da mặt nhạy cảm, rất nhanh lão hóa. Để chăm da, nhiều người có thói quen tẩy tế bào da chết, làm sạch sâu da mặt thường xuyên. (Ảnh minh họa)Vậy nhưng, bác sĩ da liễu Zheng Renrong tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc chỉ ra, làm sạch quá mức có thể dễ gây kích ứng da, phù nề, nổi mẩn và dễ bị mụn trứng cá, bệnh rosacea. (Ảnh minh họa)Thực tế, làm sạch quá mức khiến da mất đi lớp “áo giáp” bảo vệ. Từ đó, da trở nên nhạy cảm, mỏng, khô và tăng khả năng mắc các bệnh về da. Để làm sạch, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết hai tuần 1 lần. (Ảnh minh họa) Mời độc giả xem thêm video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. (Nguồn video: VTV24)
1. Tai. Theo bác sĩ Xin Zhonghai, Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh Viện Triều Dương, Học viện Y khoa Trung Quốc, một lượng ráy sẽ được hình thành tự nhiên trong tai, có tên y học là cerumen. Lớp ráy được ví như “người gác cổng”, có chức năng bảo vệ ống tai, làm sạch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn bụi, côn trùng thâm nhập vào ống tai. (Ảnh: Sohu)
Nhiều người có thói quen ngoáy ráy song việc này không thực sự cần thiết. Bản thân tai có khả năng tự làm sạch. Hoạt động ăn, nói, ngáp, thực hiện cử động của khớp hàm dưới hoặc thay đổi tư thế đều có thể khiến ráy tự thải ra ngoài. (Ảnh: Sohu)
Trường hợp ráy tai dạng dầu, chúng có kết cấu dính nên khó tự chảy ra ngoài làm tắc ống tai, ảnh hưởng thính lực, gây ù tai. Để làm sạch, bạn nên đến khoa Tai mũi họng ở các bệnh viện để được làm sạch sâu. (Ảnh: nld.com.vn)
Sử dụng dụng cụ ngoái ráy tai không được khuyến khích. Nguyên nhân bởi vùng da ống thính giác tương đối mỏng. Dùng vật cứng ngoáy tai có thể làm tổn thương vùng da này, ảnh hưởng cơ chế tự bảo vệ của ống tai, tăng nguy cơ viêm ống tai. Đáng lưu ý, một số tế bào có thể đột biến dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy. (Ảnh minh họa)
2. Mũi. Khi bị ngứa mũi, nhiều người dùng tay ngoáy sâu vào trong để cảm thấy dễ chịu hơn. Theo bác sĩ She Wenyu đến từ Bệnh viện Đồng Nhân Bắc Kinh, trực thuộc Đại học Y Bắc Kinh, bàn tay chứa nhiều vi khuẩn. Dùng tay ngoáy đồng nghĩa với việc trực tiếp đưa vi khuẩn, virus gây bệnh vào mũi. Khi khả năng miễn dịch yếu, vi khuẩn sẽ có cơ hội gây bệnh. (Ảnh: Sohu)
Bên cạnh đó, niêm mạc mũi rất nhạy cảm, móng tay có thể làm xước da. Có vết thương, tình trạng viêm nhiễm khoang mũi càng tăng cao, dẫn đến nguy cơ teo niêm mạc mũi, viêm xoang, viêm phế quản... (Ảnh minh họa)
3. Rốn. Vùng rốn có nhiều nếp gấp, dễ đọng chất bẩn song lại là vị trí trên cơ thể càng sạch càng không có lợi. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Fu Guobing, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Phương Đông thuộc Đại học Y học Cổ Truyền Bắc Kinh, không nên dùng sức làm sạch rốn. So với các bộ phận khác trên cơ thể, da rốn tương đối mỏng, chứa nhiều dây thần kinh. Ảnh: Boldsky.
Dùng tay làm sạch rốn có thể kích thích thần kinh tạng phủ, gây khó chịu đường tiêu hóa. Đồng thời, hành động này có thể làm tổn thương da vùng rốn, tăng nguy cơ viêm nhiễm. (Ảnh minh họa)
Muốn làm sạch rốn an toàn, bạn nên dùng tăm bông nhúng nước hoặc cồn. Nhẹ nhàng lau theo chuyển động tròn bên trong rốn. (Ảnh minh họa)
4. Mặt. So với các vùng khác, da mặt nhạy cảm, rất nhanh lão hóa. Để chăm da, nhiều người có thói quen tẩy tế bào da chết, làm sạch sâu da mặt thường xuyên. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng, bác sĩ da liễu Zheng Renrong tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, Trung Quốc chỉ ra, làm sạch quá mức có thể dễ gây kích ứng da, phù nề, nổi mẩn và dễ bị mụn trứng cá, bệnh rosacea. (Ảnh minh họa)
Thực tế, làm sạch quá mức khiến da mất đi lớp “áo giáp” bảo vệ. Từ đó, da trở nên nhạy cảm, mỏng, khô và tăng khả năng mắc các bệnh về da. Để làm sạch, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết hai tuần 1 lần. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem thêm video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. (Nguồn video: VTV24)