Phòng bệnh da liễu: Sau khi bơi lội xong, không nên ra về ngay mà cần phải tắm lại một lần nữa để làm sạch các hóa chất còn vương lại trên da. Thoa chất làm ẩm lên toàn thân để tránh khô da và ngứa. Tắm lâu trong bể bơi sẽ làm sạch lượng chất nhờn tự nhiên trên làn da, chất này vốn có lợi cho cơ thể, có tác dụng bảo vệ da, làm cho da mềm mại, chống lại các tác nhân có hại khác như vi khuẩn, bụi…Đối với trẻ bị viêm da cơ địa, nước gây tổn thương lớp thượng bì (lớp ngoài cùng của làn da) làm cho da khô. Khi tắm lâu, nước sẽ len lỏi vào giữa các tế bào của lớp thượng bì, làm cho thượng bì dễ bị tổn thương, và thậm chí nước từ trong cơ thể dễ “bốc hơi” ra môi trường ngoài. Người ta gọi hiện tượng này là mất nước qua thượng bì (TWEL). Ngoài ra cũng cần lưu ý đeo mắt kính bơi để bảo vệ mắt, giảm khô và đỏ mắt.Để đề phòng các bệnh có thể mắc phải khi đi bơi, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên bơi ở các sông hồ, mà nên chọn bể bơi đảm bảo chất lượng về vệ sinh môi trường, cũng như vệ sinh nguồn nước. Ngoài ra, khi đi bơi cần phải có các đồ bảo hộ cần thiết như kính mắt, nút tai, quần áo chuẩn bị sẵn để thay ngay sau khi bơi. Hơn nữa trước và sau khi bơi cần phải tắm tráng người để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.Bạn chỉ nên chọn khung giờ bơi vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Buổi sáng nếu đi tập bơi rèn luyện sức khỏe nên bơi vào khung giờ từ 5 rưỡi – 8h hoặc từ 6h – 9h sáng là khoảng thời gian tốt nhất. Vào buổi chiều thích hợp nhất nên chọn từ 5 giờ chiều trở đi.Nhiều người thường có thói quen bơi vào lúc giữa trưa để giải nhiệt cho cơ thể. Điều này thực sự không tốt chút nào. Từ khoảng 10h đến 16h là thời điểm nắng gắt và mang nhiều tia cực tím nhất. Dù bạn có thoa kem chống nắng trước khi bơi nhưng khi xuống hồ, nước hồ bơi với nhiều chất tẩy sẽ nhanh chóng rửa trôi lớp kem chống nắng làm da dễ cháy nắng, hư tổn.Cho trẻ đi bơi cần lưu ý: Trước khi xuất phát, bố mẹ cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho trẻ như: Mũ bơi, kính bơi, khăn bông, quần áo bơi, phao bơi (với trẻ chưa biết bơi) và đặc biệt không quên kem chống nắng (chọn loại phù hợp dành cho trẻ nhỏ)...Trước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để trẻ tránh gặp các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi. Ngoài ra, thời gian sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.Không nên cho trẻ đi bơi khi vừa ăn no hoặc khi đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hoặc gặp nhiều vấn đề khác trong quá trình bơi. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.
Phòng bệnh da liễu: Sau khi bơi lội xong, không nên ra về ngay mà cần phải tắm lại một lần nữa để làm sạch các hóa chất còn vương lại trên da. Thoa chất làm ẩm lên toàn thân để tránh khô da và ngứa. Tắm lâu trong bể bơi sẽ làm sạch lượng chất nhờn tự nhiên trên làn da, chất này vốn có lợi cho cơ thể, có tác dụng bảo vệ da, làm cho da mềm mại, chống lại các tác nhân có hại khác như vi khuẩn, bụi…
Đối với trẻ bị viêm da cơ địa, nước gây tổn thương lớp thượng bì (lớp ngoài cùng của làn da) làm cho da khô. Khi tắm lâu, nước sẽ len lỏi vào giữa các tế bào của lớp thượng bì, làm cho thượng bì dễ bị tổn thương, và thậm chí nước từ trong cơ thể dễ “bốc hơi” ra môi trường ngoài. Người ta gọi hiện tượng này là mất nước qua thượng bì (TWEL). Ngoài ra cũng cần lưu ý đeo mắt kính bơi để bảo vệ mắt, giảm khô và đỏ mắt.
Để đề phòng các bệnh có thể mắc phải khi đi bơi, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên bơi ở các sông hồ, mà nên chọn bể bơi đảm bảo chất lượng về vệ sinh môi trường, cũng như vệ sinh nguồn nước. Ngoài ra, khi đi bơi cần phải có các đồ bảo hộ cần thiết như kính mắt, nút tai, quần áo chuẩn bị sẵn để thay ngay sau khi bơi. Hơn nữa trước và sau khi bơi cần phải tắm tráng người để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Bạn chỉ nên chọn khung giờ bơi vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Buổi sáng nếu đi tập bơi rèn luyện sức khỏe nên bơi vào khung giờ từ 5 rưỡi – 8h hoặc từ 6h – 9h sáng là khoảng thời gian tốt nhất. Vào buổi chiều thích hợp nhất nên chọn từ 5 giờ chiều trở đi.
Nhiều người thường có thói quen bơi vào lúc giữa trưa để giải nhiệt cho cơ thể. Điều này thực sự không tốt chút nào. Từ khoảng 10h đến 16h là thời điểm nắng gắt và mang nhiều tia cực tím nhất. Dù bạn có thoa kem chống nắng trước khi bơi nhưng khi xuống hồ, nước hồ bơi với nhiều chất tẩy sẽ nhanh chóng rửa trôi lớp kem chống nắng làm da dễ cháy nắng, hư tổn.
Cho trẻ đi bơi cần lưu ý: Trước khi xuất phát, bố mẹ cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho trẻ như: Mũ bơi, kính bơi, khăn bông, quần áo bơi, phao bơi (với trẻ chưa biết bơi) và đặc biệt không quên kem chống nắng (chọn loại phù hợp dành cho trẻ nhỏ)...
Trước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để trẻ tránh gặp các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi. Ngoài ra, thời gian sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.
Không nên cho trẻ đi bơi khi vừa ăn no hoặc khi đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hoặc gặp nhiều vấn đề khác trong quá trình bơi. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.