Phù nề. Phù hai chi dưới vào ban đêm là dấu hiệu axit uric cao cần chú ý. Được biết, ban đêm là thời điểm hàm lượng axit uric trong cơ thể cao nhất. Axit uric cao sẽ gây tổn thương cho thận, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước. Một khi quá trình bài tiết trục trặc, lượng lớn nước sẽ tích tụ trong cơ thể, gây nên tình trạng phù nề. (Ảnh: Sohu, minh họa)Ngoài thời điểm trên, người có nồng độ axit uric cao còn có thể bị phù mặt, mi mắt, chân tay... sau khi ngủ dậy. Do vậy, bạn nên chú ý đi khám để phát hiện nguyên nhân, can thiệp đúng cách.Tiểu nhiều. Bình thường, chúng ta sẽ đi vệ sinh chừng 1-2 lần vào ban đêm. Trường hợp uống nhiều nước, số lần đi vệ sinh sẽ cao hơn. Vậy nhưng, nếu tần suất tiểu tiện trung bình mỗi đêm hơn 3 lần thì bạn cần hết sức cảnh giác tình trạng axit uric cao. Nồng độ axit uric cao khiến thận ảnh hưởng tiêu cực. Quá trình hấp thu nước của thận không thể diễn ra bình thường dẫn đến tình trạng tiểu nhiều về đêm.Màu nước tiểu bất thường. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, không có mùi hôi. Ngược lại, nếu nước tiểu chuyển màu nâu đen, nhiều bọt lâu tan thì bạn cần cảnh giác tình trạng axit uric cao.Mệt mỏi kéo dài. Có nhiều lý do khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy vậy, nếu luôn cảm thấy kiệt quệ ngay cả sau khi ngủ một giấc dài thì bạn nên suy nghĩ đến tình trạng axit uric tăng cao.Được biết, hàm lượng axit uric tăng cao sẽ khiến chức năng thận suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất. Khi quá trình trao đổi chất không tốt sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.Để ngăn ngừa tình trạng axit uric tăng cao, chuyên gia khuyên nên uống đủ nước. Mỗi ngày, một người trưởng thành nên uống 2-2,5 lít nước. Cung cấp đủ nước góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm loãng nồng độ máu và axit uric.Nước còn được biết đến là chất giải độc, pha loãng tốt nhất. Uống đủ nước có thể đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric, giảm gánh nặng cho thận, ngăn ngừa bệnh gút.Tăng cường thực phẩm tính kiềm như cà tím, củ cải trắng, dưa chuột... cũng là cách hiệu quả để đào thải axit uric dư thừa khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh nạp quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao như bia rượu, hải sản, nội tạng động vật...Bạn nên tập luyện khoa học mỗi ngày. Vận động hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp giải độc và bài tiết mồ hôi, đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.Lưu ý, tập luyện rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên tập “cố” thời điểm những cơn gút tấn công. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Mời độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT)
Phù nề. Phù hai chi dưới vào ban đêm là dấu hiệu axit uric cao cần chú ý. Được biết, ban đêm là thời điểm hàm lượng axit uric trong cơ thể cao nhất. Axit uric cao sẽ gây tổn thương cho thận, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước. Một khi quá trình bài tiết trục trặc, lượng lớn nước sẽ tích tụ trong cơ thể, gây nên tình trạng phù nề. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Ngoài thời điểm trên, người có nồng độ axit uric cao còn có thể bị phù mặt, mi mắt, chân tay... sau khi ngủ dậy. Do vậy, bạn nên chú ý đi khám để phát hiện nguyên nhân, can thiệp đúng cách.
Tiểu nhiều. Bình thường, chúng ta sẽ đi vệ sinh chừng 1-2 lần vào ban đêm. Trường hợp uống nhiều nước, số lần đi vệ sinh sẽ cao hơn. Vậy nhưng, nếu tần suất tiểu tiện trung bình mỗi đêm hơn 3 lần thì bạn cần hết sức cảnh giác tình trạng axit uric cao.
Nồng độ axit uric cao khiến thận ảnh hưởng tiêu cực. Quá trình hấp thu nước của thận không thể diễn ra bình thường dẫn đến tình trạng tiểu nhiều về đêm.
Màu nước tiểu bất thường. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt, không có mùi hôi. Ngược lại, nếu nước tiểu chuyển màu nâu đen, nhiều bọt lâu tan thì bạn cần cảnh giác tình trạng axit uric cao.
Mệt mỏi kéo dài. Có nhiều lý do khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy vậy, nếu luôn cảm thấy kiệt quệ ngay cả sau khi ngủ một giấc dài thì bạn nên suy nghĩ đến tình trạng axit uric tăng cao.
Được biết, hàm lượng axit uric tăng cao sẽ khiến chức năng thận suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất. Khi quá trình trao đổi chất không tốt sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Để ngăn ngừa tình trạng axit uric tăng cao, chuyên gia khuyên nên uống đủ nước. Mỗi ngày, một người trưởng thành nên uống 2-2,5 lít nước. Cung cấp đủ nước góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm loãng nồng độ máu và axit uric.
Nước còn được biết đến là chất giải độc, pha loãng tốt nhất. Uống đủ nước có thể đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric, giảm gánh nặng cho thận, ngăn ngừa bệnh gút.
Tăng cường thực phẩm tính kiềm như cà tím, củ cải trắng, dưa chuột... cũng là cách hiệu quả để đào thải axit uric dư thừa khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh nạp quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao như bia rượu, hải sản, nội tạng động vật...
Bạn nên tập luyện khoa học mỗi ngày. Vận động hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp giải độc và bài tiết mồ hôi, đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.
Lưu ý, tập luyện rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên tập “cố” thời điểm những cơn gút tấn công. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.