Những năm gần đây, cá hồi là đặc sản chất lượng du khách phải thử qua khi đến Sa Pa, nơi có nghề nuôi cá nước lạnh như cá hồi khá phát triển. Cá hồi có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có món gỏi cá hồi. Cá tươi được lọc thành từng lát mỏng đúng thớ, ăn kèm với khế chua, dứa xanh, lá sấu, rau thơm, ớt, mù tạt… Ảnh: Pao Quán.Bắc Giang có gỏi cá mè nằm trong danh sách 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Thịt cá khi sơ chế được thấm bằng giấy bản nhiều lần cho thật ráo, để đến lúc tẩm ướp gia vị mới thơm ngon hơn. Nước chấm cho món gỏi nấu từ đầu cá băm nhỏ, tương, gia vị... Món gỏi cá mè không thể thiếu nhiều loại rau ăn kèm. Do cầu kỳ trong khâu chế biến, món gỏi này thường được phục vụ những khi có nhiều người ăn, tụ họp đông vui. Ảnh: Best Vietnam.Từ loại cá nhệch trông khá giống lươn, mình trơn, sơ chế cầu kỳ, người ta làm ra món gỏi cá nhệch, hay gọi tắt là gỏi nhệch, đặc sản ở một số địa phương ven vịnh Bắc Bộ như Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng), Kim Sơn (Ninh Bình), Thái Thụy (Thái Bình), Giao Thủy (Nam Định), Nga Sơn (Thanh Hóa)... Cá được thái nhỏ, bóp thính, gia vị, ăn cùng nhiều loại rau như lá sung, vọng cách, lá mơ, sắn thuyền, lá bứa, đinh lăng, mùi ta, húng, khế chua, chuối xanh... Tùy nơi mà món ăn có thể được chế biến theo những cách khác nhau. Ảnh: Thuý Mona.Vùng bãi ngang Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà... ở Hà Tĩnh có món gỏi cá đục nổi tiếng thơm ngon. Cá đục mình thon, thịt trắng, săn chắc, có lớp vảy ánh lên màu bạc tươi rói, thường được làm chín tái bằng nước cốt chanh. Để món gỏi tròn vị, người ta còn cần thêm nhiều nguyên liệu khác như tỏi, ớt, hành tím, lạc rang, cà rốt, hành tây, xoài, dứa... Ảnh: Tùy Phong.Gỏi cá Nam Ô là đặc sản trứ danh ở Đà Nẵng. Nguyên liệu để chế biến gỏi cần có cá trích, cá cơm, cá mòi... tươi rói, dùng kèm đủ loại rau thơm, bánh tráng... Điểm đặc biệt là gỏi cá Nam Ô có thể phục vụ theo 2 kiểu là gỏi khô (cá tẩm thính, mè...) và gỏi ướt (cá ngâm trong nước mắm Nam Ô hảo hạng, pha chế đậm đà). Ảnh: Thiện Nguyễn.Đến các địa phương Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận..., du khách có thể thưởng thức gỏi cá mai. Cá mai thân mảnh, dài, trắng đục, được sơ chế sạch, làm chín tái, giữ được độ tươi, ngọt của thịt cá nhưng không có mùi tanh. Ngoài ra, các nguyên liệu cần có để trộn gỏi cá là hành tây, ớt, chanh, xoài, rau húng, đậu phộng rang, nước mắm pha... tùy từng địa phương và người chế biến: Ảnh: Hoàng Thụy.Gỏi cá trích là đặc sản nổi tiếng ở đảo ngọc Phú Quốc. Cá trích tươi sống được xẻ đôi, bỏ xương, trộn với gia vị, hành, ớt, chanh, dừa nạo, đậu phộng... để cho ra món gỏi hấp dẫn. Khi ăn, thực khách cuốn gỏi với bánh tráng, rau thơm, xoài, dưa, chấm nước mắm pha... Ảnh: Nguyên Võ. Mẹo làm gỏi da cá không bị tanh Biến tấu lạ miệng với da cá dưới đây giúp người nội trợ làm được món gỏi hấp dẫn, không bị tanh.
Những năm gần đây, cá hồi là đặc sản chất lượng du khách phải thử qua khi đến Sa Pa, nơi có nghề nuôi cá nước lạnh như cá hồi khá phát triển. Cá hồi có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có món gỏi cá hồi. Cá tươi được lọc thành từng lát mỏng đúng thớ, ăn kèm với khế chua, dứa xanh, lá sấu, rau thơm, ớt, mù tạt… Ảnh: Pao Quán.
Bắc Giang có gỏi cá mè nằm trong danh sách 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020-2021 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Thịt cá khi sơ chế được thấm bằng giấy bản nhiều lần cho thật ráo, để đến lúc tẩm ướp gia vị mới thơm ngon hơn. Nước chấm cho món gỏi nấu từ đầu cá băm nhỏ, tương, gia vị... Món gỏi cá mè không thể thiếu nhiều loại rau ăn kèm. Do cầu kỳ trong khâu chế biến, món gỏi này thường được phục vụ những khi có nhiều người ăn, tụ họp đông vui. Ảnh: Best Vietnam.
Từ loại cá nhệch trông khá giống lươn, mình trơn, sơ chế cầu kỳ, người ta làm ra món gỏi cá nhệch, hay gọi tắt là gỏi nhệch, đặc sản ở một số địa phương ven vịnh Bắc Bộ như Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng), Kim Sơn (Ninh Bình), Thái Thụy (Thái Bình), Giao Thủy (Nam Định), Nga Sơn (Thanh Hóa)... Cá được thái nhỏ, bóp thính, gia vị, ăn cùng nhiều loại rau như lá sung, vọng cách, lá mơ, sắn thuyền, lá bứa, đinh lăng, mùi ta, húng, khế chua, chuối xanh... Tùy nơi mà món ăn có thể được chế biến theo những cách khác nhau. Ảnh: Thuý Mona.
Vùng bãi ngang Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà... ở Hà Tĩnh có món gỏi cá đục nổi tiếng thơm ngon. Cá đục mình thon, thịt trắng, săn chắc, có lớp vảy ánh lên màu bạc tươi rói, thường được làm chín tái bằng nước cốt chanh. Để món gỏi tròn vị, người ta còn cần thêm nhiều nguyên liệu khác như tỏi, ớt, hành tím, lạc rang, cà rốt, hành tây, xoài, dứa... Ảnh: Tùy Phong.
Gỏi cá Nam Ô là đặc sản trứ danh ở Đà Nẵng. Nguyên liệu để chế biến gỏi cần có cá trích, cá cơm, cá mòi... tươi rói, dùng kèm đủ loại rau thơm, bánh tráng... Điểm đặc biệt là gỏi cá Nam Ô có thể phục vụ theo 2 kiểu là gỏi khô (cá tẩm thính, mè...) và gỏi ướt (cá ngâm trong nước mắm Nam Ô hảo hạng, pha chế đậm đà). Ảnh: Thiện Nguyễn.
Đến các địa phương Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận..., du khách có thể thưởng thức gỏi cá mai. Cá mai thân mảnh, dài, trắng đục, được sơ chế sạch, làm chín tái, giữ được độ tươi, ngọt của thịt cá nhưng không có mùi tanh. Ngoài ra, các nguyên liệu cần có để trộn gỏi cá là hành tây, ớt, chanh, xoài, rau húng, đậu phộng rang, nước mắm pha... tùy từng địa phương và người chế biến: Ảnh: Hoàng Thụy.
Gỏi cá trích là đặc sản nổi tiếng ở đảo ngọc Phú Quốc. Cá trích tươi sống được xẻ đôi, bỏ xương, trộn với gia vị, hành, ớt, chanh, dừa nạo, đậu phộng... để cho ra món gỏi hấp dẫn. Khi ăn, thực khách cuốn gỏi với bánh tráng, rau thơm, xoài, dưa, chấm nước mắm pha... Ảnh: Nguyên Võ.
Mẹo làm gỏi da cá không bị tanh Biến tấu lạ miệng với da cá dưới đây giúp người nội trợ làm được món gỏi hấp dẫn, không bị tanh.