Cây lá móng tay không quá phổ biến với tất cả mọi người nhưng chắc chắn những ai quan tâm đến các vị thuốc dân gian sẽ biết đến cây thuốc này. Ảnh: Sức khỏe nhi. Cây lá móng tay chỉ cao khoảng 2-6m, lá có gai, hoa nhiều màu sắc, quả hình cầu bên trong có nhiều nang hạt nhỏ. Trên cây lá móng tay thì lá cây được sử dụng để chữa bệnh nhiều nhất. Ảnh: Gradinahobby blogspot. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc từ lá móng tay được sử dụng phổ biến sau đây. Ảnh: VN photo. Chị em phụ nữ có vấn đề về kinh nguyệt điển hình là chậm kinh có thể lấy khoảng 30g lá móng tay sắc lên uống . Ảnh: Khám phụ khoa. Người bị bế kinh thì kết hợp lá móng tay, nghệ đen, ích mẫu theo tỉ lệ 50:30:40 sắc uống đến khi có kinh thì ngưng. Ảnh: Yumangel. Đối với những trường hợp bị chấn thương do té ngã hoặc đau nhức cột sống, có thể tận dụng toàn bộ các bộ phận của cây lá móng tay để làm bài thuốc chữa bệnh. Ảnh: Bài thuốc An cốt nam. Cách sử dụng: Cây lá móng tay sao vàng kết hợp với cam thảo; ngũ gia bì; cẩu tích; cốt toái bổ; đem tất cả các vị thuốc này sắc với 1 lít nước chờ cạn ước chừng còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia làm 4 phần cho người bệnh uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ có được hiệu quả mong muốn. Ảnh: Phamar. Trị bệnh ghẻ lở, hắc lào: Lá móng tay, lá ổi, lá sả nấu nước xông tắm thường xuyên. Bên cạnh đó mọi người cũng lấy lá móng tay đem giã nhuyễn trộn với muối và dấm đắp lên vùng bị lở loét vết thương sẽ mau chóng se miệng hơn. Ảnh: Tán trĩ an. Cây lá móng tay cùng với rau má tươi, cỏ mực đem sao khô hạ thổ sau đó sắc lên uống có thể trị được các chứng đau hông, sườn, đau tỳ vị… cần kiên trì uống trong thời gian tối đa 4 tuần mới có hiệu quả. Ảnh: Báo Dân trí.Lá móng tay có rất nhiều công dụng tuy nhiên loại lá này cũng có kích ứng đối với một số đối tượng. Phụ nữ có thai, người có chứng ứ huyết, trẻ nhỏ và người già… tuyệt đối không nên áp dụng các bài thuốc từ loại lá này. Ảnh: Blog cây cảnh. (Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng)
Cây lá móng tay không quá phổ biến với tất cả mọi người nhưng chắc chắn những ai quan tâm đến các vị thuốc dân gian sẽ biết đến cây thuốc này. Ảnh: Sức khỏe nhi.
Cây lá móng tay chỉ cao khoảng 2-6m, lá có gai, hoa nhiều màu sắc, quả hình cầu bên trong có nhiều nang hạt nhỏ. Trên cây lá móng tay thì lá cây được sử dụng để chữa bệnh nhiều nhất. Ảnh: Gradinahobby blogspot.
Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc từ lá móng tay được sử dụng phổ biến sau đây. Ảnh: VN photo.
Chị em phụ nữ có vấn đề về kinh nguyệt điển hình là chậm kinh có thể lấy khoảng 30g lá móng tay sắc lên uống . Ảnh: Khám phụ khoa.
Người bị bế kinh thì kết hợp lá móng tay, nghệ đen, ích mẫu theo tỉ lệ 50:30:40 sắc uống đến khi có kinh thì ngưng. Ảnh: Yumangel.
Đối với những trường hợp bị chấn thương do té ngã hoặc đau nhức cột sống, có thể tận dụng toàn bộ các bộ phận của cây lá móng tay để làm bài thuốc chữa bệnh. Ảnh: Bài thuốc An cốt nam.
Cách sử dụng: Cây lá móng tay sao vàng kết hợp với cam thảo; ngũ gia bì; cẩu tích; cốt toái bổ; đem tất cả các vị thuốc này sắc với 1 lít nước chờ cạn ước chừng còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia làm 4 phần cho người bệnh uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ có được hiệu quả mong muốn. Ảnh: Phamar.
Trị bệnh ghẻ lở, hắc lào: Lá móng tay, lá ổi, lá sả nấu nước xông tắm thường xuyên. Bên cạnh đó mọi người cũng lấy lá móng tay đem giã nhuyễn trộn với muối và dấm đắp lên vùng bị lở loét vết thương sẽ mau chóng se miệng hơn. Ảnh: Tán trĩ an.
Cây lá móng tay cùng với rau má tươi, cỏ mực đem sao khô hạ thổ sau đó sắc lên uống có thể trị được các chứng đau hông, sườn, đau tỳ vị… cần kiên trì uống trong thời gian tối đa 4 tuần mới có hiệu quả. Ảnh: Báo Dân trí.
Lá móng tay có rất nhiều công dụng tuy nhiên loại lá này cũng có kích ứng đối với một số đối tượng. Phụ nữ có thai, người có chứng ứ huyết, trẻ nhỏ và người già… tuyệt đối không nên áp dụng các bài thuốc từ loại lá này. Ảnh: Blog cây cảnh. (Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng)