The Express đưa tin, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu đã xem xét hồ sơ sức khỏe của gần 300.000 người Anh và nhận thấy rằng những người dùng paracetamol dạng hòa tan này thực sự có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và tử vong sớm hơn so với những người dùng paracetamol không có natri.
Được biết, loại paracetamol mà người tham gia nghiên cứu uống chứa từ 390 đến 400 miligram natri bicarbonat mỗi viên.
|
Ảnh minh họa: Getty. |
Theo Express, viên nén paracetamol extra hòa tan chứa 427 miligam natri mỗi viên.
Liều tối đa được khuyến nghị là 8 viên trong vòng 24 giờ - tương đương sẽ chứa hơn 3 gam natri. Trong khi đó, liều lượng natri mà NHS khuyến nghị cho người lớn là 2,4 gam natri mỗi ngày.
Nghiên cứu, được dẫn đầu bởi Yuqing Zhang tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard, kết luận: "Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng mọi người nên tránh hấp thụ quá nhiều natri không cần thiết thông qua việc sử dụng acetaminophen (paracetemol) có chứa natri".
Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ cho thấy sự liên quan chứ không phải kết luận.
Nhận xét về nghiên cứu này, Giáo sư Nilesh Samani thuộc Quỹ Tim mạch Anh, cho biết: “Một hạn chế quan trọng của nghiên cứu này là chúng tôi không biết mọi người đã tiêu thụ bao nhiêu muối trong chế độ ăn của họ, vì điều này không được ghi lại trong dữ liệu phân tích".
"Điều này có nghĩa là chúng tôi không biết liệu có bất cứ sự khác biệt nào về lượng muối tiêu thụ giữa các nhóm có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim hoặc tử vong hay không", Giáo sư Samani cho biết.
Nhìn chung, bạn nên hạn chế lượng natri nạp cơ thể ở mức lành mạnh. NHS nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm lượng muối ăn vào để giúp kiểm soát mức huyết áp cao. Muối ăn thông thường được tạo thành từ natri clorua.
Có nhiều cách khác để giảm huyết áp cũng như giảm lượng natri. Một đánh giá của hơn 100 nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Kentucky cho thấy rằng thiền định có thể hữu ích.
NHS cũng khuyến nghị mọi người cắt giảm lượng rượu, caffeine, ngừng hút thuốc; đồng thời tập thể dục thường xuyên.
>>> Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19