Không phổ biến như thịt lợn, thịt bò song thịt lừa khá được chuộng dùng tại Trung Quốc. Thịt lừa cung cấp lượng lớn protein, axit amin song lại ít chất béo, ít cholesterol. (Ảnh minh họa)Thịt lừa cung cấp nguồn canxi, phốt pho, sắt, carbohydrate cần thiết cho cơ thể. Thịt lừa còn giàu galetin động vật, phù hợp làm món ăn dưỡng thể cho người già, trẻ nhỏ, người vừa ốm dậy.Y học hiện đại cho rằng thịt lừa mang lại tác dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người xơ cứng động mạch, bệnh tim và cao huyết áp. Trong khi đó, Trung y quan niệm thịt lừa có tác dụng dưỡng huyết, dưỡng khí, có lợi cho người khí huyết không đủ.Có thể nói, cả y học cổ truyền và hiện đại đều công nhận lợi ích sức khỏe của thịt lừa. Vậy nhưng, món lừa “tùng xẻo” nổi tiếng thơm ngon lại bị cấm ở Trung Quốc bởi cách chế biến tàn nhẫn.Lừa “tùng xẻo” được sáng tạo bởi một người bán thịt thời Bắc Tống. Tên gọi ban đầu của món ăn hiện không xác định được song nhiều nơi gọi là món lừa “tùng xẻo” bởi nó gợi nhớ tới cách hành hình tàn bạo dành cho phạm nhân thời cổ.Theo đó, lừa sẽ bị trói chặt tứ chi dẫn đến không thể kháng cự. Quan sát con vật, người mua sẽ tùy ý chọn mảng thịt mình ưng ý.Lúc này, chủ hàng thịt sẽ tiến hành đổ nước sôi vào phần được chọn để làm lông, dùng dao cắt mảng thịt thấu tới tận xương, mặc cho chú cừu đau đớn, quằn quại.Mua được những mảng thịt lừa này thực khách sẽ không bao giờ phải băn khoăn về độ tươi sống của thực phẩm mình đã rút hầu bao chi trả.Thịt lừa thu được sẽ chế biến theo nhiều cách khác nhau theo sở thích người ăn. Đôi khi, nó sẽ được thái mỏng, trụng với nước sôi cho chín tái là có thể thưởng thức.Một số người từng dùng lừa "tùng xẻo” cho biết, nếu không bàn đến cách chế biến tàn nhẫn thì món ăn tươi ngon từng thớ thịt. Vậy nhưng, không ít người cho rằng cách chế biến lừa “tùng xẻo” quá tàn nhẫn. Không thể viện cớ thỏa mãn thú vui ăn uống để đối xử dã man với động vật như vậy.Thậm chí, nhiều ý kiến chỉ trích món ăn kinh dị ra đời không vì mục đích ăn uống. Nó là sự “lên ngôi” của sự ích kỷ, tàn nhẫn. Trong xã hội văn minh, khó có thể chấp nhận việc nhìn con vật đau đớn để tìm kiếm niềm vui.Hiện món ăn bị cấm phục vụ tại Trung Quốc. Tuy vậy, món ăn thi thoảng vẫn được chế biến bởi người dân ở các vùng quê tỉnh Hà Nam và Hà Bắc. Mời độc giả xem thêm video: Lời cảnh báo - Kỳ 528: Côn trùng, ấu trùng - Đặc sản hay món ăn tử thần. (Nguồn video: THVL)
Không phổ biến như thịt lợn, thịt bò song thịt lừa khá được chuộng dùng tại Trung Quốc. Thịt lừa cung cấp lượng lớn protein, axit amin song lại ít chất béo, ít cholesterol. (Ảnh minh họa)
Thịt lừa cung cấp nguồn canxi, phốt pho, sắt, carbohydrate cần thiết cho cơ thể. Thịt lừa còn giàu galetin động vật, phù hợp làm món ăn dưỡng thể cho người già, trẻ nhỏ, người vừa ốm dậy.
Y học hiện đại cho rằng thịt lừa mang lại tác dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người xơ cứng động mạch, bệnh tim và cao huyết áp. Trong khi đó, Trung y quan niệm thịt lừa có tác dụng dưỡng huyết, dưỡng khí, có lợi cho người khí huyết không đủ.
Có thể nói, cả y học cổ truyền và hiện đại đều công nhận lợi ích sức khỏe của thịt lừa. Vậy nhưng, món lừa “tùng xẻo” nổi tiếng thơm ngon lại bị cấm ở Trung Quốc bởi cách chế biến tàn nhẫn.
Lừa “tùng xẻo” được sáng tạo bởi một người bán thịt thời Bắc Tống. Tên gọi ban đầu của món ăn hiện không xác định được song nhiều nơi gọi là món lừa “tùng xẻo” bởi nó gợi nhớ tới cách hành hình tàn bạo dành cho phạm nhân thời cổ.
Theo đó, lừa sẽ bị trói chặt tứ chi dẫn đến không thể kháng cự. Quan sát con vật, người mua sẽ tùy ý chọn mảng thịt mình ưng ý.
Lúc này, chủ hàng thịt sẽ tiến hành đổ nước sôi vào phần được chọn để làm lông, dùng dao cắt mảng thịt thấu tới tận xương, mặc cho chú cừu đau đớn, quằn quại.
Mua được những mảng thịt lừa này thực khách sẽ không bao giờ phải băn khoăn về độ tươi sống của thực phẩm mình đã rút hầu bao chi trả.
Thịt lừa thu được sẽ chế biến theo nhiều cách khác nhau theo sở thích người ăn. Đôi khi, nó sẽ được thái mỏng, trụng với nước sôi cho chín tái là có thể thưởng thức.
Một số người từng dùng lừa "tùng xẻo” cho biết, nếu không bàn đến cách chế biến tàn nhẫn thì món ăn tươi ngon từng thớ thịt. Vậy nhưng, không ít người cho rằng cách chế biến lừa “tùng xẻo” quá tàn nhẫn. Không thể viện cớ thỏa mãn thú vui ăn uống để đối xử dã man với động vật như vậy.
Thậm chí, nhiều ý kiến chỉ trích món ăn kinh dị ra đời không vì mục đích ăn uống. Nó là sự “lên ngôi” của sự ích kỷ, tàn nhẫn. Trong xã hội văn minh, khó có thể chấp nhận việc nhìn con vật đau đớn để tìm kiếm niềm vui.
Hiện món ăn bị cấm phục vụ tại Trung Quốc. Tuy vậy, món ăn thi thoảng vẫn được chế biến bởi người dân ở các vùng quê tỉnh Hà Nam và Hà Bắc.
Mời độc giả xem thêm video: Lời cảnh báo - Kỳ 528: Côn trùng, ấu trùng - Đặc sản hay món ăn tử thần. (Nguồn video: THVL)