Bắt đầu từ ngày 16/8, Bộ Y tế sẽ đưa thuốc Molnupiravir vào triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà. Đồng thời, các F0 cũng sẽ được cung cấp một số sản phẩm chăm sóc, nâng cao sức khỏe và tư vấn tâm lý.Theo tìm hiểu, thuốc Molnupiravir được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Ridgeback Biotherapeutics phối hợp với công ty dược phẩm Merck.Ban đầu, Molnupiravir được nghiên cứu và phát triển để điều trị bệnh cúm thường. Thế nhưng sau khi xem xét các dữ liệu và nhận thấy tiềm năng của loại thuốc này, các nhà nghiên cứu quyết định phát triển Molnupiravir thành thuốc điều trị COVID-19.Hiện tại, Molnupiravir là thuốc kháng virus đường uống và tác dụng trực tiếp đầu tiên, có hiệu quả cao trong việc giảm mức độ virus lây nhiễm SARS-CoV-2onucleic (RNA) ở mũi họng.Được xem như "liều thuốc hy vọng", các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, hoạt tính kháng virus phổ rộng của Molnupiravir chống lại được một số chủng của virus corora, bao gồm cả SARS-CoV-2.Việc sử dụng Molnupiravir như một phương pháp điều trị và dự phòng đã cho thấy khả năng suy giảm đáng kể sự nhân lên của virus và cơ chế sinh bệnh.Cụ thể, khi virus xâm nhập tế bào, nó giải phóng ARN nhằm nhân bản chính nó rồi tiếp tục lây nhiễm các tế bào khác. Thuốc kháng virus Molnupiravir có chức năng gây rối quá trình sao chép của virus bằng cách chèn lỗi vào ARN virus để virus không thể tạo ra các hạt virus lây nhiễm.Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ, Ấn Độ cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày dùng Molnupiravir, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong.Được chứng minh qua nhiều thử nghiệm là có thể ngăn chặn nhanh chóng sự lây truyền SARS-CoV-2, Molnupiravir theo niềm hy vọng giúp con người đẩy lui được COVID-19 và có thể sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chiến này.Về mặt an toàn và khả năng dung nạp, thuốc có ít tác dụng phụ và chủ yếu là các tác dụng phụ ở mức độ thấp. Các triệu chứng bất lợi duy nhất được báo cáo bao gồm nhức đầu, mất ngủ và tăng nồng độ alanin aminotransferase.Tuy nhiên, cũng có những lo ngại tác động virus kiểu như vậy có thể dẫn đến hậu quả khó lường, điển hình là nguy cơ gây đột biến ADN.Về vấn đề này, tại hội nghị châu Âu về vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm (ECCMID) được tổ chức trực tuyến hôm 12/7 vừa qua, đại diện công ty Merck tuyên bố, từ hai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II của Molnupiravir cho thấy thuốc rất hứa hẹn. Trong hai thử nghiệm riêng biệt để xem xét khả năng Molnupiravir thay đổi ADN trong cơ thể sống, kết quả cho thấy thuốc không hề gây đột biến gene. Hiện, Merck còn kỳ vọng dùng molnupiravir như thuốc điều trị dự phòng được uống sau khi phơi nhiễmTheo các thông tin chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử ngành y tế TP.HCM, thuốc molnupiravir được sử dụng bằng đường uống, ngay sau khi bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trong các đợt thử nghiệm lâm sàng, hãng Merck đã phát thuốc molnupiravir cho người đã có triệu chứng của bệnh trong 5 ngày đầu và được tiên lượng là có nguy cơ cao đổ bệnh nặng, bao gồm các bệnh nhân: Trên 60 tuổi, người có sẵn bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường). Kết quả thuốc molnupiravir giảm 50% nguy cơ nhập viện. Cụ thể khi so sánh các nhóm: 14,1% các bệnh nhân đã dùng giả dược phải nhập viện; chỉ 7,3% bệnh nhân đã uống thuốc molnupiravir phải nhập viện. Nhóm dùng thuốc molnupiravir không có bệnh nhân tử vong; 8 bệnh nhân đã tử vong trong nhóm dùng giả dược.Mời quý độc giả xem video:Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 16/8, Bộ Y tế sẽ đưa thuốc Molnupiravir vào triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà. Đồng thời, các F0 cũng sẽ được cung cấp một số sản phẩm chăm sóc, nâng cao sức khỏe và tư vấn tâm lý.
Theo tìm hiểu, thuốc Molnupiravir được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Ridgeback Biotherapeutics phối hợp với công ty dược phẩm Merck.
Ban đầu, Molnupiravir được nghiên cứu và phát triển để điều trị bệnh cúm thường. Thế nhưng sau khi xem xét các dữ liệu và nhận thấy tiềm năng của loại thuốc này, các nhà nghiên cứu quyết định phát triển Molnupiravir thành thuốc điều trị COVID-19.
Hiện tại, Molnupiravir là thuốc kháng virus đường uống và tác dụng trực tiếp đầu tiên, có hiệu quả cao trong việc giảm mức độ virus lây nhiễm SARS-CoV-2onucleic (RNA) ở mũi họng.
Được xem như "liều thuốc hy vọng", các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, hoạt tính kháng virus phổ rộng của Molnupiravir chống lại được một số chủng của virus corora, bao gồm cả SARS-CoV-2.
Việc sử dụng Molnupiravir như một phương pháp điều trị và dự phòng đã cho thấy khả năng suy giảm đáng kể sự nhân lên của virus và cơ chế sinh bệnh.
Cụ thể, khi virus xâm nhập tế bào, nó giải phóng ARN nhằm nhân bản chính nó rồi tiếp tục lây nhiễm các tế bào khác. Thuốc kháng virus Molnupiravir có chức năng gây rối quá trình sao chép của virus bằng cách chèn lỗi vào ARN virus để virus không thể tạo ra các hạt virus lây nhiễm.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ, Ấn Độ cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày dùng Molnupiravir, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong.
Được chứng minh qua nhiều thử nghiệm là có thể ngăn chặn nhanh chóng sự lây truyền SARS-CoV-2, Molnupiravir theo niềm hy vọng giúp con người đẩy lui được COVID-19 và có thể sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chiến này.
Về mặt an toàn và khả năng dung nạp, thuốc có ít tác dụng phụ và chủ yếu là các tác dụng phụ ở mức độ thấp. Các triệu chứng bất lợi duy nhất được báo cáo bao gồm nhức đầu, mất ngủ và tăng nồng độ alanin aminotransferase.
Tuy nhiên, cũng có những lo ngại tác động virus kiểu như vậy có thể dẫn đến hậu quả khó lường, điển hình là nguy cơ gây đột biến ADN.
Về vấn đề này, tại hội nghị châu Âu về vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm (ECCMID) được tổ chức trực tuyến hôm 12/7 vừa qua, đại diện công ty Merck tuyên bố, từ hai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II của Molnupiravir cho thấy thuốc rất hứa hẹn. Trong hai thử nghiệm riêng biệt để xem xét khả năng Molnupiravir thay đổi ADN trong cơ thể sống, kết quả cho thấy thuốc không hề gây đột biến gene. Hiện, Merck còn kỳ vọng dùng molnupiravir như thuốc điều trị dự phòng được uống sau khi phơi nhiễm
Theo các thông tin chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử ngành y tế TP.HCM, thuốc molnupiravir được sử dụng bằng đường uống, ngay sau khi bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trong các đợt thử nghiệm lâm sàng, hãng Merck đã phát thuốc molnupiravir cho người đã có triệu chứng của bệnh trong 5 ngày đầu và được tiên lượng là có nguy cơ cao đổ bệnh nặng, bao gồm các bệnh nhân: Trên 60 tuổi, người có sẵn bệnh nền (tim mạch, đái tháo đường). Kết quả thuốc molnupiravir giảm 50% nguy cơ nhập viện. Cụ thể khi so sánh các nhóm: 14,1% các bệnh nhân đã dùng giả dược phải nhập viện; chỉ 7,3% bệnh nhân đã uống thuốc molnupiravir phải nhập viện. Nhóm dùng thuốc molnupiravir không có bệnh nhân tử vong; 8 bệnh nhân đã tử vong trong nhóm dùng giả dược.